Liên minh châu Âu đặt mục tiêu "cân bằng khí hậu" vào năm 2050
Liên minh Châu Âu được cho là sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn hoàn thành mục tiêu này.
Các nước châu Âu đã cam kết sẽ thực hiện các bước quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của họ đối với khí hậu. Mới đây, họ vừa đưa ra một mục tiêu tham vọng hơn. EU hy vọng sẽ đạt được một nền kinh tế "cân bằng với khí hậu" vào năm 2050 - tức là, không phát thải khí nhà kính vượt mức ảnh hưởng môi trường. Chiến lược này sẽ liên quan đến việc sử dụng năng lượng tái tạo rộng hơn (80% vào năm 2050), kéo theo đó là một sự thay đổi trong ngành vận tải điện và ngành công nghiệp "không tạo ra cacbon".
Khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện là một vấn đề mang tính toàn cầu
Theo ủy viên năng lượng Maroš Šefčovič thì để làm được điều này, EU phải "đầu tư bổ sung đáng kể". EU ước tính rằng họ cần 175 tỷ euro đến 290 tỷ euro (khoảng 199 tỷ USD đến 330 tỷ USD) mỗi năm cho kế hoạch đầy tham vọng này. Tuy nhiên, EU tin rằng họ có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch, nâng cấp chất lượng không khí (do đó giảm chi phí chăm sóc sức khỏe).
Có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy tăng trưởng kinh tế và thân thiện với môi trường không loại trừ lẫn nhau. Šefčovič tiết lộ phát thải đã giảm 22% kể từ năm 1990 ngay cả khi tổng sản phẩm quốc nội tăng 58%. Ông thừa nhận rằng các chính phủ không thể tự xử lý tất cả các khoản đầu tư và hứa hẹn sẽ khuyến khích các công ty tư nhân tham gia vào dự án này.
Liệu EU có đạt được mục tiêu của mình hay không? Mỗi quốc gia riêng lẻ đều có những ý kiến phản đối riêng. Đức nói chung chống lại các mục tiêu giảm khí thải cao hơn cho xe hơi, trong khi Ba Lan phụ thuộc nhiều vào than và không có khả năng chào đón những nỗ lực để đóng cửa chúng, ngay cả khi chúng được thay thế bằng các thiết bị năng lượng mặt trời và gió. EU cũng sẽ đối mặt với sự "kháng cự" của các nhà lãnh đạo quốc gia như Viktor Orbàn của Hungary, người có thể phản đối những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế. Mục tiêu là một khởi đầu quan trọng, nhưng quá trình có thể diễn ra chậm chạp do một số nước phản đối kế hoạch.
Tham khảo: Engadget
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"