Liệu các phi hành gia trên trạm vũ trụ có thể sống sót khỏi một thiên thạch đủ sức làm tuyệt chủng loài người ?
Với một viên thiên thạch đủ để khiến loài người tuyệt chủng, các nhà khoa học đã tính rằng nó phải có chiều rộng ít nhất 96km.
- Phi hành gia số "nhọ" nhất thế giới: Bị bỏ rơi ngoài vũ trụ suốt 311 ngày, trở về quê hương thì hay tin đất nước mình đã không còn tồn tại
- Nghe phi hành gia "kể khổ" về cuộc sống trên vũ trụ: Ăn cơm như nhai rơm rạ, đi tiểu bằng ống, chỉ để đổi lại khoảnh khắc mà chưa đầy 600 người trên Trái Đất có được
- NASA yêu cầu phi hành gia thử châm lửa trên trạm vũ trụ ISS: Nghe có vẻ nguy hiểm nhưng hoàn toàn không phải nghịch để cho vui
Trạm không gian Quốc tế ISS quay quanh Trái đất ở độ cao giữa 370 đến 460km. Vận tốc bay của nó được tính vào khoảng 7.7km/s, hoàn thành một quỹ đạo sau mỗi 92,68 phút - khoảng tầm 15.54 vòng trong một ngày.
Quỹ đạo bay của Trạm không gian quốc tế
Thiên thạch rộng 12km mang tên Chicxulub Impactor đâm vào bán đảo Yucatan của Mexico trong khoảng 66 triệu năm về trước đã đâm vào vỏ của Trái đất với vận tốc gấp 40 lần âm thanh, tạo ra một vụ nổ tương đương với 100 nghìn tỷ tấn TNT - đồng thời đẩy thềm đại dương sâu xuống 500m, tạo ra một hố rộng 180km cùng với sóng thần cao 300m. Vụ nổ to tới nỗi tạo ra một trận động đất cường độ 10 và bắn các mảnh vỡ vào không gian. Thậm chí nó còn khiến cho các mảnh xương chân của các sinh vật đang sống trên Trái đất đâm thẳng mạnh vào cơ thể của chúng - và khiến cho 75% sinh vật bị tuyệt chủng.
Chicxulub Impactor - lý do các chú khủng long đang sống tại các bảo tàng.
Nếu một thiên thạch có kích cỡ tương tự rơi vào Trái đất, chắc chắn sẽ có thương vong vào mức hàng tỷ - nhưng không đủ để tuyệt diệt được loài người - với công nghệ khoa học và sức bền bỉ hơn các loài khủng long từ thời xưa.
Với một viên thiên thạch đủ để khiến loài người tuyệt chủng, các nhà khoa học đã tính rằng nó phải có chiều rộng ít nhất 96km. Giả sử nó được cấu thành từ đá, và đâm vào lớp trầm tích của vỏ địa cầu với vận tốc 20km/s, nó có thể tạo ra một hố to tới hơn 800km và sâu hơn 2km. Thậm chí nếu nó được cấu thành từ sắt - vốn đặc hơn đá - thì hố này còn có bán kính rộng tới 1200km.
Lượng nhiệt tạo ra từ vụ nổ này sẽ đủ để đốt cháy hoàn toàn mọi thứ trong vòng hàng trăm kilomet xung quanh điểm va chạm, và trận động đất cường độ 10 sẽ san phẳng mọi thứ trong tầm nhìn.
Hình mô phỏng bán kính của hố 800km được tạo ra nhờ thiên thạch đá có độ rộng 96km.
Với vận tốc bay của ISS, một vụ va chạm với đá được văng ra từ vụ nổ nếu không đủ phá hủy thì cũng đủ để tê liệt trạm không gian này. Hơn thế nữa, với 15,54 vòng/ngày, trạm ISS sẽ luôn luôn bay qua các đám mây mảnh vụn - tăng khả năng va chạm với các vật thể đó.
Không ít mảnh vỡ sẽ bị bắn lên không trung với độ cao hàng trăm kilomet
Nếu chuyện đó xảy ra, các phi hành gia sẽ mất tỉnh táo trong vòng 11 giây sau khi áp lực giảm trước khi cơ thể bị biến đổi một cách thật ghê tởm:
1. Các khi trong cơ thể sẽ giãn ra.
2. Các chất lỏng sẽ biến thành khí.
3. Ni tơ trong máu sẽ hình thành các bọt khí, giống như khi lặn xuống biển sâu, dẫn tới các cơn đau tột cùng.
4. Máu sẽ dần dần sôi.
5. Phổi sẽ bị dập và chảy máu vì áp suất khác biệt giữa trong và ngoài cơ thể.
6. Cuối cùng, họ sẽ bị chết vì ngạt khí.
Nếu như trạm không gian may mắn sống sốt, các phi hành gia này sẽ phải lựa chọn giữa Trái đất bùng cháy hoặc ở lại vũ trụ xa xôi nhưng an toàn.
Đương nhiên, khi không có tiếp tế từ NASA hoặc các trung tâm vũ trụ quốc tế, họ cũng chả có thể sống sót được lâu. Và đương nhiên nếu trở lại Trái Đất thì cũng chả còn nguồn thực phẩm và nước nào nữa vì đã bị bốc cháy hết trong đám cháy rồi.
Các tàu dùng để tách khỏi trạm không gian được đánh giấu với các tên Soyuz, HTV và Progress.
Hiện tại, nếu như điều đó xảy ra với Trái đất ngay bây giờ, thì những con người cuối cùng sẽ là phi hành đoàn hiện tại của ISS:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI