Liệu có bao giờ ta lấy lại được khả năng học hỏi của thời thơ ấu không?

    Kushman,  

    Trẻ nhỏ có thể học hai ngôn ngữ ngay khi chúng bắt đầu tập nói. Trong tương lai, bạn cũng có thể.

    Trẻ nhỏ có bộ não rất tuyệt diệu: các bé có thể học hai ngôn ngữ ngay khi chúng bắt đầu tập nói. Tuổi nhỏ có vẻ là khoảng thời gian tốt nhất để học nhạc và có thể đạt được trình độ cao dễ hơn cả.

    Nhưng đó không phải là tất cả - trẻ em và vị thành niên có thể học được các kĩ năng nhanh hơn nhiều so với người trưởng thành. Có thể hiểu não bộ còn trẻ “dẻo” hơn - có nghĩa là chúng dễ định hình hơn, ấy là khi não còn trẻ chúng ta cần hiểu về thế giới xung quanh và cần thu được các kĩ năng và kiến thức thật nhanh.

    Liệu có bao giờ ta lấy lại được khả năng học hỏi của thời thơ ấu không? - Ảnh 1.

    Theo một cách hiểu, não bộ còn trẻ “dẻo” hơn - có nghĩa là chúng dễ định hình hơn. Khi còn trẻ chúng ta cần hiểu về thế giới xung quanh và chúng ta cần thu được các kĩ năng và kiến thức thật nhanh.

    Khi già đi, não bộ mất đi sự dẻo dai khiến tính cách trở nên cố định, khó thay đổi hơn. Có lẽ trong thế giới hiện đại liên tục thay đổi cần con người phải liên tục học hỏi những kĩ năng mới, khả năng học hỏi của trẻ nhỏ khiến người lớn phải ghen tị.

    Tuy nhiên các nhà khoa học đang nghiên cứu những cách mà có thể giúp chúng ta có lại phần nào sự dẻo dai của não bộ hồi trẻ, theo Richard Friedman, giáo sư tâm thần và giám đốc phòng khám tâm thần học tại trung tâm y tế Weill Cornell trong một bài báo trên New York times.

    Nếu các nhà khoa học thành công, có thể một ngày người lớn sẽ có khả năng học nhanh như trẻ em.

    Lấy lại sự dẻo dai

    Trong một thí nghiệm mà Friedman miêu tả, các nhà khoa học đã phát hiện bằng cách cho một nhóm 24 người trưởng thành không có kinh nghiệm âm nhạc thuốc chống trầm cảm Valproate, khả năng phân biệt cao độ âm của họ tăng đáng kể so với nhóm dùng thuốc giả.

    Một bài kiểm tra khả năng học âm cũng được coi là một cách hữu hiệu để đánh giá sự dẻo dai của não bộ vì khả năng này liên hệ mật thiết với giai đoạn học hỏi quan trọng của trẻ nhỏ.

    Các nhà nghiên cứu chọn loại thuốc trên vì nó ức chế một loại protein có vai trò giống như “hãm phanh” đối với giai đoạn học hỏi trên, theo bài nghiên cứu được đăng trong tạp chí Frontiers in Systems Neurosicence

    Liệu có bao giờ ta lấy lại được khả năng học hỏi của thời thơ ấu không? - Ảnh 2.

    Bằng cách cho một nhóm 24 người trưởng thành không có kinh nghiệm âm nhạc thuốc chống trầm cảm Valproate, khả năng phân biệt cao độ âm của họ tăng đáng kể so với nhóm dùng thuốc giả.

    Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng công trình được xác nhận bởi các thử nghiệm sâu hơn và “các thông tin quan trọng thu được sẽ cho biết thêm về độ an toàn của việc sử dụng thuốc có hệ thống nhằm lấy lại sử dẻo dai của não bộ.”

    Tuy nghiên cứu trên chỉ tính tới các thay đổi nhận thức có thể được thuốc đem lại một cách gián tiếp, công trình này có vẻ vẫn còn khiếm khuyết. Nhóm tình nguyện viên khá nhỏ và chỉ bao gồm nam giới ở nhóm tuổi nhất định. Quan trọng hơn, ở giai đoạn này thì kết quả của nghiên cứu chưa thể khẳng định điều gì.

    Và cũng không bất ngờ gì khi mà các thứ thuốc có thể thay đổi cách bộ não hoạt động. Các nhà nghiên cứu khác cũng đang thử nghiệm với các phương pháp khác như kích thích điện nhằm phục hồi sự dẻo dai của não.

    Bộ não là một cơ quan vô cùng phức tạp, thường được các nhà khoa học gọi là “vật thể phức tạp nhất trong vũ trụ quan sát được”. Có rất nhiều thứ kì lạ xảy ra ở đó. Các thứ thuốc có tác động lên não, từ thuốc an thần tới nhiều loại chất khác, có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ về lâu dài mà chúng ta mới chỉ bắt đầu biết đến.

    Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta có thể học nhanh như trẻ nhỏ?

    Trong một vài năm gần đây cách hiểu về não bộ đã thay đổi ít nhiều. Chúng ta đã biết là người lớn cũng có khả năng tái tạo nơ-rôn thần kinh và một số hoạt động như thể dục có thể tăng tỉ lệ tái tạo và stress có thể ức chế nỏ.

    Trong tạp chí New York Times, Friedman viết rằng các nhà nghiên cứu khác đã tìm ra cách mà chúng ta có thể xoa dịu những thay đổi não bộ gây ra bởi dư chấn tâm thần từ khi còn trẻ, mặc dù nghiên cứu này mới chỉ ở bước đầu trên động vật.

    Liệu có bao giờ ta lấy lại được khả năng học hỏi của thời thơ ấu không? - Ảnh 3.

    Liệu phục hồi sự dẻo dai não bộ có tác dụng xấu nào khác? Liệu chúng có khiến chúng ta nhạy cảm hơn hay ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học?

    Friedman cho biết rằng có rất nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Liệu phục hồi sự dẻo dai não bộ có tác dụng xấu nào khác? Liệu chúng có khiến chúng ta nhạy cảm hơn hay ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học?

    Theo Rebecca Boyla viết trong tạp chí Aeon, ý tưởng này có nhiều tiềm năng.

    Tôi có thể sẽ có khả năng nhập tâm hơn trong các bài học âm nhạc và tiếp thu tốt hơn. Một số người khác có thể lấy lại khả năng học hỏi trước khi đi du lịch nước ngoài để có thể nhanh chóng học thêm một ngôn ngữ mới. Một số người có thể luyện trình đánh golf của mình.

    Tiềm năng ứng dụng là rất lớn đặc biệt với những người mắc bệnh tự kỉ, các bệnh thần kinh, người khuyết tật: lấy lại sự dẻo dai của não có thể giúp chúng ta tái tạo lại cấu trúc của não, xoá bỏ những thói quen xấu và nhanh chóng có được thói quen tích cực mới.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ