Ở Trung Quốc không có Facebook, Google, Amazon và giờ là cả LinkedIn.
Tờ CNN đưa tin, LinkedIn sẽ chính thức dừng dịch vụ này tại Trung Quốc. Động thái này đánh dấu sự rút lui đáng kể của một trong số ít những công ty công ty công nghệ Mỹ lớn vẫn còn hoạt động ở đất nước tỷ dân.
Cụ thể, nền tảng mạng lưới nghề nghiệp thuộc sở hữu của Microsoft đã đưa ra quyết định trên do "môi trường hoạt động trở nên thách thức đáng kể và có thêm nhiều yêu cầu phức tạp hơn từ phía Trung Quốc", ông Mohak Shroff – Phó chủ tịch kỹ thuật tại LinkedIn nói trong bài đăng vào ngày thứ 5.
Thay vào đó, công ty đã ra mắt một nền tảng mới có tên InJobs vào cuối năm ngoái – một cổng thông tin chỉ dành cho thị trường Trung Quốc. Điều đáng nói là nền tảng này sẽ "không gồm nền tảng xã hội hay khả năng chia sẻ các bài đăng hay bài báo" mà chỉ đơn giản phục vụ như một cổng thông tin để niêm yết và nộp hồ sơ xin việc.
"Trong khi chúng tôi đã thành công trong việc giúp đỡ các thành viên Trung Quốc tìm việc làm và cơ hội kinh tế, chúng tôi không nhận thấy thành công tương tự về mặt xã hội với việc chia sẻ và hiện thông báo".
Hoạt động tại Trung Quốc luôn là thách thức lớn với các công ty tư nhân nhưng những quy định bị thắt chặt hơn vào cuối năm ngoái. Những tháng gần đây, việc chính phủ thắt chặt kiểm soát cũng đã thổi bay 3 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của những công ty lớn nhất Trung Quốc.
LinkedIn có mặt tại Trung Quốc kể từ năm 2014, thu hút hơn 45 triệu người dùng. Đây là con số đáng kể hơn rất nhiều các công ty mạng xã hội phương tây khác gồm cả Facebook, Twitter vốn đã bị cấm ở đất nước tỷ dân.
Bản thân Microsoft có lịch sử dài ở Trung Quốc, họ đã gia nhập thị trường này vào năm 1992. Phần mềm của công ty được sử dụng rộng rãi bởi các công ty và chính phủ Trung Quốc. Công cụ tìm kiếm Bing của công ty cũng được sử dụng tại đây tuy nhiên Google thì không.
Đầu năm nay, LinkedIn đã tạm ngưng nhận đăng ký người dùng mới ở Trung Quốc để "đảm bảo họ vẫn duy trì tuân thủ luật ở địa phương". Thời điểm đó, đại diện công ty từ chối nói cụ thể về những luật nào họ đang phải tuân thủ.
"Chúng tôi nhận định rằng điều hành một phiên bản địa phương hóa của LinkedIn tại Trung Quốc sẽ tuân thủ những yêu cầu của chính phủ Trung Quốc trên các nền tảng Internet. Chúng tôi sử dụng cách tiếp cận này để tạo ra giá trị cho các thành viên ở Trung Quốc và trên khắp thế giới".
LinkedIn cũng sẽ tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc "để giúp họ tạo ra những cơ hội kinh tế".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"