Lithuania và Ba Lan xây dựng "cổng thần kỳ" kết nối hai thành phố cách nhau 600km

    ryankog,  

    Nhiều cổng như vậy nữa có thể được xây dựng trên những thành phố khác trong tương lai.

    Bạn mệt mỏi với những hạn chế đi lại của đại dịch và rất muốn ra ngoài gặp gỡ những người mới? Thành phố Vilnius, Lithuania có một giải pháp thú vị: Một “cổng thần kỳ” thời gian thực dẫn đến một thành phố khác. 

    Lithuania và Ba Lan xây dựng cổng thần kỳ kết nối hai thành phố cách nhau 600km - Ảnh 1.

    Thành phố đã dựng một chiếc “cổng" hình tròn gần trạm xe lửa, chiếc cổng này kết nối với một cổng khác ở Lublin, Ba Lan, cách đó khoảng 600km.

    Cả hai cổng đều có màn hình lớn và camera phát hình ảnh trực tiếp giữa hai thành phố, giống như một cầu kết nối kỹ thuật số, theo những người tạo ra nó, tác phẩm này khuyến khích mọi người “suy nghĩ lại về ý nghĩa của sự thống nhất,” Go Vilnius cho biết trong một thông cáo báo chí.

    Lithuania và Ba Lan xây dựng cổng thần kỳ kết nối hai thành phố cách nhau 600km - Ảnh 2.

    “Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức chết người; có thể là phân cực xã hội, biến đổi khí hậu hoặc các vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan sát kỹ, không phải là việc thiếu các nhà khoa học, nhà hoạt động, nhà lãnh đạo, kiến thức hoặc công nghệ xuất sắc đã gây ra những thách thức này. Đó là chủ nghĩa bộ tộc, thiếu sự đồng cảm và nhận thức hạn hẹp về thế giới, vốn thường chỉ giới hạn trong biên giới quốc gia của chúng ta,” theo Benediktas Gylys, Chủ tịch của Quỹ Benediktas Gylys và người khởi xướng ý tưởng cổng kết nối cho Go Vilnius. Ông nói rằng dự án là “một cầu nối thống nhất và một lời mời gọi để vượt lên trên những định kiến và bất đồng đã thuộc về quá khứ”.

    Lithuania và Ba Lan xây dựng cổng thần kỳ kết nối hai thành phố cách nhau 600km - Ảnh 3.

    Thiết kế vòng tròn, nhằm gợi lên hình ảnh bánh xe thời gian và “biểu tượng khoa học viễn tưởng nổi tiếng”, được thiết kế bởi các kỹ sư tại Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới của Đại học Kỹ thuật Vilnius Gediminas— hay còn gọi là Vilnius Tech. Dự án này có quá trình thực hiện 5 năm, và việc phát hiện ra mắt vào một đại dịch kéo dài có vẻ như là rất đúng thời điểm. 

    Các nhà tổ chức cho biết có kế hoạch bổ sung các cổng ở những thành phố khác trong tương lai. Cổng nối này là một dự án hợp tác giữa Quỹ Benediktas Gylys, Thành phố Vilnius, Thành phố Lublin và Trung tâm Sáng tạo Liên Văn hóa Crossroad.

    Tham khảo: TheVerge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ