Việc phóng vệ tinh NanoDragon sẽ đánh dấu một bước tiến mới của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ sản xuất vệ tinh.
- Vệ tinh lần đầu phát hiện thấy khí metan, mở ra cơ hội chống biến đổi khí hậu một cách chủ động hơn
- Vẻ đẹp của bầu trời đêm đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự xuất hiện của quá nhiều vệ tinh ngoài Trái Đất
- Quân đội Mỹ lên kế hoạch tận dụng vệ tinh dân sự để dẫn đường nếu không may hệ thống GPS bị kẻ địch phá hủy
NanoDragon là mẫu vệ tinh siêu nhỏ được phát triển bởi chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam. NanoDragon có khối lượng 10kg, thuộc loại vệ tinh có kích thước siêu nhỏ.
Đây là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020.
Khi phóng lên vũ trụ, vệ tinh này có nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ về điều khiển hướng của vệ tinh trên quỹ đạo. Bên cạnh đó, NanoDragon còn có chức năng thử nghiệm việc thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy bằng dòng vệ tinh nano.
Mô hình vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon. Ảnh: Trọng Đạt
Theo dự kiến, NanoDragon sẽ được phóng lên vũ trụ vào cuối năm 2020 theo Chương trình phóng tên lửa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Vệ tinh NanoDragon được nghiên cứu và chế tạo bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam). Đây là bước tiếp theo trong tiến trình làm chủ công nghệ vệ tinh ở Việt Nam. Trước đó, VNSC đã nghiên cứu và chế tạo thành công vệ tinh PicoDragon (khối lượng 1kg) và vệ tinh MicroDragon (khối lượng 50kg).
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của NASA, việc sử dụng dữ liệu vệ tinh có thể giảm tới 5% - 10 % tổng thiệt hại do thiên tai gây ra (khoảng 0,05% GDP).
Việc làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh sẽ giúp Việt Nam chủ động nguồn ảnh, không phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là trong các tình huống cấp bách khi thiên tai, thảm họa xảy đến.
Mô hình vệ tinh MicroDragon - mẫu vệ tinh có khối lượng 50kg do Việt Nam chế tạo từng được phóng thành công vào năm 2019. Ảnh: Trọng Đạt |
Sau khi từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh thông qua việc thiết kế, chế tạo các loại vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam sẽ phát triển các loại vệ tinh có công nghệ radar tiên tiến như vệ tinh LOTUSat-1, dự kiến được phóng vào năm 2023.
LOTUSat-1 có khả năng chụp ảnh Trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách của Việt Nam về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó với các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming