TPO - Đợt bẫy ảnh lớn nhất từ trước đến nay do các tổ chức bảo tồn thực hiện tại 21 khu rừng ở Việt Nam đã ghi nhận hình ảnh một số loài động vật quý hiếm, bí ẩn, rất khó bắt gặp ngoài tự nhiên.
- Mắc hội chứng 'người đẹp ngủ trong rừng', cô gái ngủ hơn 20 tiếng/ngày
- Loại hạt trở thành 'vũ khí bí mật' giúp 4 em nhỏ sinh tồn 40 ngày trong rừng
- Vụ 4 đứa trẻ sống sót sau 40 ngày máy bay rơi: Kỹ năng thoát nạn trong rừng
- Các nhà khoa học lần đầu chạm vào cây cao nhất trong rừng Amazon
- Phát hiện loài lan xấu nhất thế giới trong rừng Madagascar
Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ chính vừa công bố kết quả điều tra bằng bẫy ảnh lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Để ghi nhận hình ảnh các loài vật trong rừng sâu, dự án thiết lập 1.176 điểm bẫy ảnh tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn 8 tỉnh, thành.
Theo Ban quản lý dự án, kết quả của đợt bẫy ảnh cho thấy, mặc dù động vật hoang dã đã suy giảm nghiêm trọng ở 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhưng mức độ phong phú loài và số lượng loài đặc hữu tương đối cao, với 9 loài đặc hữu và 21 loài đặc hữu của dãy Trường Sơn. Các loài quý hiếm như Mang lớn và Gấu chó cũng được phát hiện, góp phần cung cấp một vài ghi nhận về các loài này ở Việt Nam trong 20 năm qua.
Giai đoạn hai của dự án đang được tiến hành tại 21 khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhằm đánh giá xu hướng đa dạng sinh học các khu vực thực hiện dự án. Dự kiến đợt bẫy ảnh thứ 2 kết thúc vào năm 2025.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Huawei đưa ra những lời khen công khai dành cho các đối thủ tới từ Mỹ.
Việt Nam có “kho báu” lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ, nay đã tự chủ công nghệ khai thác, quyết xây dựng ngành công nghiệp phát triển lâu dài