Loại bề mặt kính gần như không phản xạ ánh sáng đã được phát triển thành công, các tấm phim chống chói đã đến lúc hết thời
Nhờ giảm đáng kể khả năng phản xạ ánh sáng, bề mặt này cho phép người dùng vẫn sử dụng thoải mái dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Phần lớn các thiết bị điện tử - bao gồm cả smartphone – thường đi kèm với các tấm kính để bảo vệ lớp màn hình cảm ứng phía dưới khỏi bị hư hỏng và nhiễm bẩn. Mặc dù đảm bảo được độ bền, nhưng lớp kính lại có độ phản xạ ánh sáng mạnh, một điểm trừ sẽ trở thành vấn đề lớn hơn khi sử dụng với các công nghệ hiển thị mới như OLED khi nó không có độ sáng mạnh như các tấm nền LCD truyền thống.
Một giải pháp khả thi cho màn hình LCD là mua các tấm phim chống chói, nhưng không phải ai cũng thích các phụ kiện thay đổi vẻ thẩm mỹ của thiết bị như vậy, và quan trọng hơn, cuối cùng lớp phim đó sẽ bị gãy hoặc vỡ ra. Vậy giải pháp nào cho vấn đề màn hình phản xạ ánh sáng mạnh đối với người dùng smartphone?
Một nhóm các nhà nghiên cứu do Andreas Liapis dẫn đầu dường như đã tìm ra giải pháp cho nhược điểm này: họ đã phát triển một bề mặt đặc biệt cho lớp kính, bao gồm các hình nón độ trong suốt cao với kích thước nano, giúp cải thiện đáng kể khả năng hiển thị của màn hình dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Bề mặt với các chóp nón có chiều cao chỉ tính bằng nanomet.
Như Display Daily chỉ ra, “Ở mức độ bình thường, lớp kính trong không khí có độ hao tổn do phản xạ khoảng 4% sau mỗi bề mặt, khả năng mất mát càng lớn hơn khi góc nhìn mở rộng hơn … Mức độ mất mát này sẽ trở thành vấn đề lớn hơn khi ánh sáng phản xạ lại trở nên sáng chói.”
Nhóm của Liapis đang giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra một lớp bề mặt có cấu trúc nano, nơi các vật liệu đồng polymer (copolymer) được lắp ráp với nhau. Tiếp sau đó, bề mặt kính sẽ được khắc theo mẫu để tạo thành cấu trúc nano trên bề mặt, nhằm chuyển đổi một cách hiệu quả bề mặt kính thành một rừng “các hình chóp nón có độ trong suốt cao với kích thước nano”.
Bề mặt có cấu trúc nano phản xạ ánh sáng ít hơn đáng kể so với bề mặt kính thông thường.
Theo các nhà nghiên cứu, với các đỉnh sắc nhọn, những chóp nón này sẽ làm nên đặc tính quang học của lớp phim chống chói. Trong hàng loạt thí nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu nhận ra khả năng truyền trung bình của ánh sáng nhìn thấy vẫn cao hơn 90%, ngay cả khi nhìn nghiêng ở góc 70 độ so với bề mặt bình thường.
Trong khi đây không phải nghiên cứu đầu tiên nhằm khai thác khả năng chống chói tự nhiên của các cấu trúc nano, báo cáo của Liapis cho thấy đây là một trong những nỗ lực đầu tiên của các nhà nghiên cứu nhằm tạo ra một phương tiện có thể thương mại hóa để sản xuất các bề mặt chống chói có cấu trúc nano.
Nếu bạn muốn đọc chi tiết hơn báo cáo này, bạn có thể tìm thấy nó với tựa đề "Self-assembled Nanotextures Impart Broadband Transparency to Glass Windows and Solar Cell Encapsulants."
Tham khảo Android Authority
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming