Bọ sát thủ là một loài côn trùng khá thú vị, nhưng điểm thực sự nổi bật của chúng là lớp "áo giáp" ngụy trang của nó.
Có khoảng 7.000 loài bọ sát thủ được biết đến trên thế giới, chúng có chiều dài từ 4 đến 40 mm và sử dụng chung một loại vũ khí - một cấu trúc hình kim nhọn, cong, được gọi là "rostrum". Đây là loại vũ khí mà chúng dùng để đâm con mồi - thường là các loài côn trùng khác, đồng thời bọ sát thủ cũng tiêm cho những con mồi của mình một loại nước bọt độc để làm lỏng nội tạng của chúng. Khi nạn nhân ngừng di chuyển, con bọ sát thủ sẽ bắt đầu lao vào và hút chất dịch ở bên trong cơ thể con mồi cho đến khi chỉ còn lại lớp vỏ. Lớp vỏ đó được một số loài bọ sát thủ sử dụng làm "áo giáp" ngụy trang. Những nhà sinh vật học cũng từng quan sát thấy tận mắt hiện tượng này, chúng di chuyển với một đống xác côn trùng ở trên lưng.
Reduviidae hay còn gọi là bọ sát thủ hay bọ ám sát là một họ côn trùng gồm các loài bọ, chúng là những loài bọ ký sinh, hút máu. Chúng cắn rất đau và khi tiêm nước bọt vào các con côn trùng nhỏ sẽ làm mô tan chảy ra, sau đó chúng sẽ hút hết chất lỏng vào bụng.
Cũng giống với cái tên của mình, để có thể tiếp cận được con mồi, bọ sát thủ luôn tấn công con mồi khi các nạn nhân mất cảnh giác. Một số loài bọ sát thủ được biết đến với việc bắt chước vẻ ngoài của con mồi và di chuyển nhẹ nhàng tới mức không phát ra bất kỳ tiếng động nào để tiếp cận con mồi. Khi đã ở trong cự ly lý tưởng, con bọ sát thủ sẽ lao vào và tấn công những nạn nhân bằng chính lớp "áo giáp" ở trên lưng. Khi "chất độc" được bơm vào cơ thể của con mồi, nạn nhân sẽ gục ngã chỉ trong vòng 15 giây.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích chính xác làm thế nào mà bọ sát thủ có thể dán vỏ của con mồi vào lưng của chúng, bởi cấu tạo các khớp chân của loài bọ này khiến cho chân của chúng không thể vươn được lên lưng. Điều mà chúng ta có thể biết được là xác chết của các nạn nhân được dán vào lưng của bọ sát thủ bằng cách sử dụng chất tiết dính.
Đây là những côn trùng hung tợn có thể hút sạch dịch thể con mồi và vác xác chúng trên lưng. Chúng là những côn trùng chuyên đâm thủng con mồi, hút khô cơ thể nạn nhân và sau đó vác xác lên lưng đi, những loài bọ này thường được phát hiện cõng theo một khối lượng khổng lồ các thi thể khô héo, đây cũng là cách ngụy trang hiệu quả, cũng như là áo giáp che chắn khi cần thiết.
Việc sử dụng lớp "áo giáp" đặc biệt này để ngụy trang giúp cho một số loài bọ sát thủ dễ dàng tiếp cận những nạn nhân mà không bị nghi ngờ. Bởi lớp "áo giáp" này giúp cho chúng có vẻ ngoài và mùi hương giống với con mồi hơn. Đồng thời lớp "áo giáp" này cũng giúp cho bọ sát thủ chống lại những kẻ săn mồi, như tắc kè hoặc nhện nhảy.
Nhà sinh vật học Christiane Weirauch cho biết : "Điều gì sẽ xảy ra khi một con tắc kè cố gắng bắt lấy một trong số nhiều xác côn trùng trên lưng của chúng, nó có thể là bữa ăn cuối cùng của tắc kè bởi chúng sẽ bị nghẹn bởi những xác chết thay vì thịt của một con bọ sát thủ".
Bọ sát thủ sẽ đâm thủng bộ xương ngoài của đối phương, như kiến, mối, ong, sau đó, chúng bơm một loại chất độc làm tê liệt nạn nhân trong vòng một phần giây và bắt đầu tiến trình hóa lỏng từ bên trong trước khi rút sạch chất dịch, sau đó cắm thi thể mối lên người để dụ các con mối khác
Trong một thí nghiệm được thiết kế để kiểm tra khả năng ngụy trang của bọ sát thủ đối với nhện nhảy, loài được biết đến với thị giác tuyệt vời. Các nhà khoa học đã đặt một con bọ sát thủ với đầy đủ "áo giáp" và một con bọ sát thủ "khỏa thân" ở bên trong lồng kín với bọ nhẩy. Kết quả là con nhện nhẩy tấn công những con bọ sát thủ "khỏa thân" cao gấp 10 lần so với một con bọ sát thủ có "áo giáp".
Cách ngụy trang rùng rợn này của bọ sát thủ chỉ là một trong nhiều kiểu ngụy trang tự nhiên mà chúng ta có thể biết đến. Bên ngoài thế giới tự nhiên vẫn còn rất nhiều cách ngụy trang độc đáo của các sinh vật khác như bướm có đôi cánh có họa tiết giống hệt mặt của chính kẻ thù hay loài sâu có vẻ ngoài giống như loài rắn,...
Ngụy trang là hành vi (tập tính) của sinh vật nhằm trốn tránh khỏi khả năng quan sát của đối tượng khác bằng cách ẩn mình trong môi trường xung quanh. Tập tính này có thể giúp sinh vật trốn tránh kẻ thù hoặc dễ dàng hơn trong việc săn mồi. Trong thiên nhiên, các loài động vật chịu áp lực phải thay đổi để hòa lẫn với môi trường sống hoặc che giấu hình dạng; các động vật bị săn đuổi nhờ đó trốn tránh kẻ săn mồi và động vật săn mồi thì có thể tấn công mà không bị phát hiện. Ngụy trang tự nhiên là một trong những biện pháp đó. Có một số cách để làm điều này. Một là động vật hòa mình vào môi trường xung quanh; cách khác là động vật biến hình thành thứ gì khác hấp dẫn hoặc có vẻ ngoài nguy hiểm. Chẳng hạn như con thằn lằn Anolis caroliensis với khả năng đổi màu da giống hệt môi trường xung quanh chính là minh họa cho sự tài tình của tập tính ngụy trang trong tự nhiên. Luôn có sự tiến hóa liên tục trong khả năng phát hiện sự trá hình, tương tự năng lực ẩn trốn cũng biến đổi luôn luôn. Ở mỗi cặp động vật săn đuổi-trốn tránh, cấp độ tiến hóa trá hình và phát hiện khác nhau. Một số động vật ẩn trốn làm giả chuyển động trong tự nhiên, ví dụ chiếc lá trong gió. Điều này gọi là hành vi ẩn mình theo môi trường. Các động vật khác gắn liền hoặc lấy những vật liệu trong tự nhiên đắp lên thân mình để ẩn náu.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android