Loài cá Dunkleosteus: "kẻ hủy diệt" của kỷ Devon

    Đức Khương,  

    Trước khi loài khủng long xuất hiện, Trái Đất cũng từng tồn tại rất nhiều loài động vật được mệnh danh là sát thủ khét tiếng, trong số đó có rất nhiều loài đến từ đại dương và cá Dunkleosteus là một trong số đó.

    Trong lòng đại dương hàng trăm triệu năm trước, có một loài cá ăn thịt với răng nanh và hộp sọ khổng lồ, chúng là Dunkleosteus. Với thân hình mập mạp và hình dáng hung dữ, loài cá của kỷ Devon này xứng đáng với biệt danh "kẻ hủy diệt" thời kỳ cổ đại.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 1.

    Vào nửa sau thế kỷ 19, nhân loại bắt đầu phát hiện được một số lượng lớn hóa thạch của nhiều loài sinh vật cổ đại khác nhau, ngành cổ sinh vật học ở Hoa Kỳ bắt đầu phát triển. Nhiều hóa thạch kỳ lạ đã được tìm thấy ở Tennessee và Wyoming. Năm 1868, John Newberry dựa theo hóa thạch hộp sọ và hàm dưới (AMNH 81) để thành lập chi khủng ngư Dinichthys, với loài cá điển hình là Dinichthys herzeri.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 2.

    Trong một thời gian dài sau khi chi Dinichthys được đặt tên, hầu hết tất cả các loài cá cổ đại khổng lồ được tìm thấy ở Bắc Mỹ đều được phân loại vào trong chi này, và chi khủng ngư được giới khoa học coi như một "bãi rác" trong ngành phân loại động vật.

    Năm 1956, cổ sinh vật học Jean Pierre Lehman phát hiện ra rằng loài cá có tên Dinichthys terrelli trong các nghiên cứu từ năm 1873 là một loài hoàn toàn mới và khác xa so với chi khủng ngư, bởi vậy ông đã đặt tên và phân loại lại cho loài cá này là Dunkleosteus, thuộc chi "Dunkle".

    Cho đến nay, có ít nhất 10 loài trong chi Dunkle (Dun) được phát hiện, trong đó loài điển hình là Dunkleosteus terrelli. Hầu hết các mẫu hóa thạch của cá Dun được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Bắc Mỹ và cả ở Châu Âu. Khuôn mặt của cá Dun rất ấn tượng với hình dáng của hộp sọ và răng cực kì đáng sợ.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 3.

    Dunkleosteus là một chi cá da phiến tuyệt chủng, từng tồn tại vào cuối kỷ Devon, khoảng 380–360 triệu năm trước. Vài loài, ví dụ như D. terrelli, D. marsaisi, và D. magnificus, nằm trong số những loài cá da phiến lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.

    Dunkleosteus là một loài cá ăn thịt tiền sử có kích thước khá lớn. Trước đây có rất nhiều tranh cãi về kích thước thật của loài cá này, bởi vậy rất nhiều người cho rằng loài cá này có chiều dài cơ thể lên tới hơn 10 mét, nhưng trên thực tế, qua phân tích và mô phỏng lại thân hình của loài cá này từ các mẫu hóa thạch tìm kiếm được, chúng ta biết được rằng chiều dài tối đa của loài Dunkleosteus là 6 mét và nặng tới gần 1,5 tấn.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 4.

    So sánh kích thước của cá Dunkleosteus với con người.

    Dunkleosteus là những con "cá bọc thép". Đầu và cổ của chúng được bao bọc bằng một lớp áo giáp xương khá dày. Cũng chính vì điều này, hóa thạch của chúng thường bảo tồn được hầu hết phần đầu và cổ.

    Bao phủ bên ngoài lớp giáp đó là một bộ da rất bóng, đi theo đó là một đôi mắt mọc ở hai bên đầu với những chiếc răng sắc nhọn khổng lồ có thể nhìn thấy ngay từ bên ngoài.

    Mặc dù có thể nhìn thấy ngay từ bên ngoài, nhưng trên thực tế loài cá này không hề có răng, thứ mà chúng ta nhìn thấy và coi là răng về bản chất đó chính là một phần của lớp áo giáp xương của chúng.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 5.
    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 6.

    Theo hình dạng của hóa thạch cổ và hộp sọ thì loài cá này có phần lưng cao hơn, và cơ thể của chúng phải rất mập mạp, với một cái đuôi lớn, mạnh mẽ ở phía sau. Cơ thể rắn chắc, cái miệng sở hữu lực cắn kinh hoàng và bộ giáp cứng cáp khiến cho Dunkleosteus trở thành một chiếc xe bọc thép đúng nghĩa ở trong lòng đại dương.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 7.

    Dunkleosteus sống ở thời kỳ cuối kỷ Devon từ 380 đến 360 triệu năm trước - đây được xem là thời đại hoàng kim của các loài cá. Sự phát triển thịnh vượng của các loài cá ăn thịt cỡ lớn cũng được xem là điểm nhấn của thời kỳ này.

    Những loài cá có cấu trúc hộp sọ và hàm tương tự cũng xuất hiện khá phong phú, nhưng Dunkleosteus vẫn được coi là một trong những động vật có xương sống có hàm sớm nhất trong lịch sử Trái Đất. Cú chụp cắn của loài này có sức mạnh tương đương 5 tấn. Với lực cắn khủng khiếp này, loài cá mập cùng thời dường như hoàn toàn bất lực trước chúng.

    Cùng với đó là tính cách vô cùng hung dữ, loài cá này được xem là sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn dưới đại dương thời kỳ bấy giờ. Dunkleosteus cũng được coi là một tay sát thủ hạng nặng của Trái Đất kể từ khi bắt đầu sự hình thành của những sinh vật có xương sống. Với cấu tạo vô cùng đặc biệt, đầu và ngực được bao phủ bởi các tấm xương như bọc thép, Dunkleosteus là nỗi khiếp đảm của cá mập cùng nhiều loài sinh vật biển khác thời tiền sử.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 8.

    Nghiên cứu cho thấy Dunkleosteus có bộ hàm khỏe nhất trong mọi loài sinh vật biển từ trước tới nay, ngang ngửa với sức mạnh của T-rex và các loài cá sấu hiện đại khác. "Dunkleosteus có thể ăn tươi nuốt sống bất cứ thứ gì trong môi trường của nó", Philip Anderson, nhà nghiên cứu đứng đầu tại Đại học Chicago, Mỹ, nói.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 9.

    Hóa thạch tìm thấy với nhiều xương cá, và một phần thức ăn còn lai của các loài cá khác. Các nhà khoa học cho rằng, Dunkleosteus thường xuyên nhả các xương của con mồi ra chứ không hoàn toàn tiêu hóa chúng. Dunkleosteus là một loài cá hung dữ, nó có thể ăn bất cứ thứ gì gặp trên đường đi săn, từ cá bé, cá lớn, cá mập, hay thậm chí là đồng loại của mình.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 10.

    Dunkleosteus sở hữu một cơ chế liên kết bốn phần của hàm giữa hộp sọ, lá chắn ngực, hàm dưới và các cơ hàm nối lại với nhau, các khớp này chuyển động linh hoạt giúp cho cả hai hàm đạt tốc độ cao khi mở và đóng. Chúng có thể mở hàm trong 20 phần nghìn giây và kết thúc toàn bộ quá trình mở và đóng trong khoảng 50-60 mili giây. Dunkleosteus sử dụng cơ hàm để hút thức ăn, hỗ trợ trong việc bắt giữ con mồi, tạo lực cắn cao khi đóng hàm. Áp lực tạo ra lớn đến mức có thể đâm thủng hay cắt nát qua lớp biểu bì hoặc áo giáp da, điều này làm cho Dunkleosteus trở thành kẻ săn mồi khủng khiếp nhất của đại dương thời đấy.

    Loài cá Dunkleosteus: kẻ hủy diệt của kỷ Devon - Ảnh 11.

    Trong suốt hàng triệu năm trong kỷ Devon, Dunkleosteus là loài sinh vật biển thống trị hoàn toàn thế giới đại dương. Các nhà khoa học cho biết, loài sinh vật khủng khiếp này là loài cá lớn nhất đại dương trong kỷ Devon. Với hình dạng phục dựng, chúng trông giống như những cỗ xe tăng bóc thép, sẵn sàng tấn công con mồi đang nhắm tới.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ