Nếu không kể đến nọc độc, ếch là một loài yếu đuối và đáng thương. Trong khi đó, khủng long lại được phân thành nhiều loại, từ yếu ớt, nhỏ bé đến khỏe mạnh, khổng lồ. Vì vậy, nhìn chung, tôi sẽ gọi khủng long là loài "không yếu đuối". Nhưng nhận định này lại khác hẳn nếu quay ngược lại 70 triệu năm về trước.
Ảnh: Nobu Tamura/Wikimedia Commons
Những loài ếch đã tuyệt chủng như loài Beelzebufo ampinga lớn đến cỡ 4,54 kg (10 pounds). Chúng thậm chí có thể ăn được cả những con khủng long yếu nhất.
Một nhóm các nhà khoa học người Mỹ, Úc, và Anh đã nhận ra rằng, ngày nay, sức mạnh bộ hàm của ếch thường không được biết đến. Nhưng một loài ếch gai Nam Mỹ, ceratophrys cranwelli, đặc biệt hung hăng và có thể ăn động vật kích thước bằng kích thước cơ thể của nó.
Vì vậy, thông qua các nghiên cứu sử dụng ếch C. cranwelli làm mô hình, người ta có thể ước tính được loài Beelzebufo đã tuyệt chủng có sức cắn mạnh đến mức nào.
Bạn đã từng nghe đến loài Beelzebufo này chưa?
Một loài ếch gai Nam Mỹ. Ảnh: Kristopher Lappin
Và thực tế, các nhà nghiên cứu đã biết được rằng lực cắn của Beelzebufo mạnh. Rất mạnh. "Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, loài ếch khổng lồ đã tuyệt chủng (Beelzebufo ampinga, Late Cretaceous of Madagascar) có thể có lực cắn mạnh cỡ 500 đến 2200 (Newtons ), tương đương với các loài động vật ăn thịt, các loài động vật có vú cỡ vừa và lớn." (trích lời của các nhà nghiên cứu này từ một từ báo được xuất bản hôm nay trong tờ báo cáo khoa học)
Để hiểu về vết cắn của những loài ếch đã tuyệt chủng, các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng cách cố gắng hiểu được vết cắn của những loài ếch còn tồn tại. Họ đã lấy mẫu 8 con ếch C. cranwelli có khối lượng từ 9 đến 148 gam, và khiến cho những con ếch này cắn vào một "bộ chuyển đổi lực"- một cái tên ưa thích để chỉ một thanh cặp với lớp da mềm ở 2 mỏm đầu trên dưới để đo lực cắn. Dưới đây là hình ảnh minh họa thí nghiệm này:
Ảnh: Lappin et al, Sci. Rep (2017)
Các nhà nghiên cứu đã cho những chú ếch này cắn rất nhiều lần, rồi so sánh lực của những vết cắn này với chiều rộng đầu ếch. Họ đưa dữ liệu vào một mô hình tính toán để cho ra kết quả về lực cắn theo từng kích thước đầu ếch nhất định. Và họ phát hiện ra rằng, một con ếch có đầu rộng 154 milimet giống Beelzebufo sẽ cắn với một lực 2213.7 Newtons, khoảng 227 kg. Trong khi, Wikipedia nói rằng, lực cắn trung bình của hàm răng người chỉ bằng một phần ba số đó.
Các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng có thể bạn sẽ muốn biết những con ếch khổng lồ này ăn gì. "Những con mồi có thể có kích thước cơ thể tăng lên, kể cả những con thú bốn chân. Và Beelzebufo, rõ ràng có thể cắn với một lực cắn mạnh đáng kể, thì những con vật lớn đều có thể trở thành con mồi của nó, bao gồm những con cá sấu nhỏ hoặc mới lớn và những loài khủng long không bay".
Dĩ nhiên, nghiên cứu này chỉ đơn giản là ước tính lực cắn của ếch. Bài báo này chỉ ra rằng, loài ếch Beelzebufo đã tuyệt chủng có thể có một cấu trúc cơ xương hàm và hình dạng hộp sọ khác biệt. "Vì vậy,cũng giống như các ước tính tương tự, ước tính về lực cắn của loài ếch này của chúng tôi nên được đón nhận thận trọng".
Tôi cảm thấy thật biết ơn khi được sinh ra là con người trong thời đại ngày nay thay vì là một loài động vật nào đó vào 70 triệu năm về trước. Tôi chẳng hề thích thú với việc chia sẻ môi trường sống của mình với một loài ếch như thế này.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Học theo người giàu nhất thế giới, CEO Xiaomi Lei Jun cũng đăng ảnh ngủ trên sàn nhà máy
Không chỉ là một hành động noi gương người giàu nhất thế giới hiện nay, bài đăng này của ông Lei Jun còn để kỷ niệm một cột mốc quan trọng đối với Xiaomi.
Người dùng YouTube Premium bức xúc vì vẫn thấy quảng cáo, YouTube đáp trả: 'Không thể nào!'