Loài khủng long có lông lâu đời nhất được tìm thấy ở Bắc Mỹ, sống cách đây 150 triệu năm
Các nhà khảo cổ học đã tìm ra loài khủng long có lông lâu đời nhất trên Trái Đất, chúng sinh sống tại Bắc Mỹ và cách chúng ta ngày nay khoảng 150 triệu năm.
Bắc Mỹ được xem là công viên khủng long thời tiền sử, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nơi đây tập trung phần lớn các loài khủng long to lớn như Brontosaurus, Stegosaurus, Torvosaurus... Và dường như tại khu vực này rất hiếm những loài khủng long có kích thước nhỏ. Gần đây, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện điều hoàn toàn ngược lại, mơi đây có tồn tại một loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ mà chúng ta chưa hề được biết tới trước đó, điều đặc biệt hơn nữa là trên người chúng được bao phủ bởi lông.
Việc phát hiện ra loài khủng long mới này bắt nguồn từ việc khác quật hóa thạch của một con Supersaurus khổng lồ vào năm 2001 tại Douglass thuộc quận Montgomery, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ của các nhà khảo cổ đến từ Bảo tàng Tate Museum, Anh. Tại mỏ đá Jimbo gần đó, nhóm thám hiểm đã tìm thấy một hóa thạch siêu khủng long. Sau khi phân tích và đo đạc sơ bộ, hóa thạch này đạt chiều dài 34 m.
Bảo tàng Tate Museum, Anh.
Supersaurus (nghĩa là "siêu khủng long") là một chi khủng long thuộc cận bộ sauropoda và họ diplodocidae, phát hiện bởi Vivian Jones tại Delta, Colorado, nó sống vào đầu kỷ Jura (thành hệ Morrison, cách này khoảng 153 triệu năm. Supersaurus là một trong những sauropoda lớn nhất, có thể đạt chiều dài từ 33-34m, cao từ 5-5.2m, nặng từ 35-45 tấn.
Để có thể tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về hóa thạch của loài siêu khủng long này, các nhà cổ sinh vật học bắt đầu tiến hành khai quật và tách chúng ra khỏi những lớp đất đá, nhưng điều bất ngờ còn ẩn sau nó, họ không hề biết rằng sau những lớp đất đá bị loại bỏ lại là hóa thạch của một loài khủng long nhỏ bé khác, vì vậy công cuộc khai quật đã vô tình bỏ qua hóa thạch đó.
Chỉ đến năm 2003, các nhà cổ sinh vật học mới xác định được hóa thạch của loài khủng long ăn thịt nhỏ này từ những tảng đá bị loại bỏ trước đó. Hóa thạch nhỏ bé này được gọi với cái tên "Lori", và biệt danh này xuất phát từ tình nguyện viên Lori Hockemeyer - người đã tham gia vào công việc khai quật.
Hóa thạch của "Lori".
Số mẫu hóa thạch của "Lori" là WYDICE-DML-001 bao gồm: một phần của hộp sọ, xương hàm dưới, năm đốt sống cổ, đốt sống lưng thứ nhất, xương đuôi, xương sườn, xương bàn chân, xương đòn phải, xương đùi trái và một phần xương chân phải.
Tất cả các xương vẫn được kết nối với nhau, qua phân tích các nhà cổ sinh vật học biết được đây là hóa thạch của một con trưởng thành.
Ban đầu, người ta cho rằng hóa thạch của loài khủng long nhỏ bé này không có điều gì đặc biết, nhưng vào năm 2008, khi nhà cổ sinh vật học Lomax lần đầu tiên tiếp xúc mẫu hóa thạch này ông đã cảm thấy nó có gì đó đặc biệt hơn những gì mà mọi người vẫn nghĩ.
Năm 2015, Lomax cuối cùng cũng có thể gửi hóa thạch của "Lori" đến Đại học Wisconsin-Madison để nghiên cứu toàn diện.
Vào ngày 10/7/2019, một nhà cổ sinh vật học đã công bố nghiên cứu trên tạp chí PeerJ có tựa đề "Loài khủng long Paraves hoàn toàn mới từ kỷ Jura muộn ở Bắc Mỹ đã có khả năng bay".
Bởi vậy "Lori" được đặt tên khoa học là "Hesperornithoides", xuất phát từ tiếng Hy Lạp "Ἑσπερίς" (có nghĩa là "phương tây"), "ὄρὄρςς" (có nghĩa là "chim") và "eides" trong tiếng Latin (nghĩa là "hình thái"), Có nghĩa là" Khủng long phía tây với hình dạng của loài chim ".
Hesperornithoides là một loài khủng long ăn thịt có thân hình khá nhỏ bé với chiều dài cơ thể chỉ 1 m và nặng khoảng 2kg, nhưng bù lại chúng, chúng có tốc độ và sự linh hoạt.
Mực dù hộp sọ của chúng rất nhỏ nhưng loài khủng long này lại có đôi mắt to bất thường, điều này chứng tỏ rằng nó có tầm nhìn rất tốt và có thể là một loài sống về đêm, đi theo đó là những chiều răng nhỏ nhọn và cong - đặc điểm điển hình của động vật ăn thịt.
Hesperornithoides sở hữu một cái cổ dài và một thân hình khá rắn chắc, đi theo đó là cái đuôi mảnh và dài ở phía sau. Chúng có tứ chi phát triển, chân trước của nó có ba ngón và móng vuốt sắc nhọn ở mỗi đầu ngón.
So với chân trước, chân sau của chúng rất dài và khỏe, điều này cho thấy chúng là một loài khủng long có khả năng chạy với tốc độ cao. Có một vị trí rất độc đáo trên bàn chân sau của chúng, đó là ngón chân thứ hai được nâng lên cao và móng vuốt tại ngón chân đó to và sắc hơn những móng tại các ngón chân còn lại.
Đây cũng được xem là một đặc điểm nhận dang của loài này, móng vuốt khác lạ đó có chức năng như một loại vũ khí khi đi săn và thường được dùng để kết liễu con mồi.
Ngoài ra mẫu hóa thạch của loài này cũng lưu giữ lại được dấu vết của lông vũ, qua phân tích các nhà cổ sinh vật học phát hiện chúng sinh sống từ thời kỳ kỷ Jura 150 triệu năm trước và được xem là loài khủng long có lông lâu đời nhất được tìm thấy ở Bắc Mỹ.
Các nhà cổ sinh vật cho rằng những con Hesperornithoides thường sống trong môi trường rừng gần mép nước. Chúng là những thợ săn nhỏ nhanh nhẹn và thông minh, con mồi của chúng chủ yếu là thằn lằn, động vật có vú nhỏ và các loài khủng long nhỏ khác.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"