(Genk.vn) - Con người đang dần hủy hoại thiên nhiên và chính cuộc sống của mình.
Biến đổi khí hậu gây ra bởi hoạt động của con người có ảnh hưởng đến khoảng 50% các hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2012. Đây là kết luận của báo cáo nhan đề "Thời tiết cực đoan 2012 từ góc nhìn khí hậu" đăng tải trên bản tin của Hội Khí tượng Mỹ ngày 5/9.
18 nhóm chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng nghiên cứu 12 hình thái thời tiết cực đoan trong năm 2012, từ hạn hán tại Mỹ và châu Phi đến mưa lớn kéo dài tại châu Âu, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.
Phân tích cho thấy khoảng một nửa hiện tượng thời tiết trên có dấu hiệu tác động bởi các nhân tố như sự ấm lên của nước biển và khí hậu, kết quả từ việc lượng khí thải nhà kính và hạt aerosol trong bầu khí quyển tăng cao.
Ông Thomas Karl, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (Mỹ), cho biết mục đích của nghiên cứu là nhằm tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan, cụ thể sự gia tăng về cường độ của các thảm họa thiên nhiên là do nguyên nhân tự nhiên hay là hậu quả từ hoạt động của con người, qua đó dự báo liệu các kiểu thời tiết này có tăng về số lượng trong tương lai.
Theo ông Tom Peterson, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia, việc phân tích nguyên nhân của thời tiết cực đoan vô cùng khó khăn do biến đổi khí hậu có thể là một nhân tố song không phải nguyên nhân duy nhất gây ra các hình thái thảm họa tự nhiên.
Cụ thể, ảnh hưởng của biến đồi khí hậu do con người gây ra có thể có vai trò nhất định trong đợt mưa lớn tại Australia và New Zealand cũng như trong đợt hạn hán kỷ lục hồi mùa Đông tại Tây Nam châu Âu, song lại không đóng vai trò nào trong đợt mưa bất thường tại Trung Quốc và Nhật Bản hay hạn hán tại Mỹ.
Một trong những ví dụ rõ rệt nhất về tác động của con người lên thời tiết là đợt nắng nóng bất thường tại miền Đông nước Mỹ từ tháng 3-5/2012.
Chuyên giá ước tính ảnh hưởng này lên tới 35% và làm tăng cường độ nguy hiểm lên khoảng 12 lần. Trong khi các hiện tượng như băng tan ở Bắc Cực và siêu bão Sandy phức tạp hơn và nhân tố con người khó có thể xác định rõ ràng.
Báo cáo cũng cảnh báo trong tương lai, với tác động của các nhân tố biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao và đường bờ biển xói mòn, ngay cả những cơn bão cường độ nhẹ cũng có khả năng gây ra những thiệt hại khủng khiếp.
Theo xaluan
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Hiệu ứng giãn nở thời gian: Khi nào thì 1 giây kéo dài thành cả phút, 1 phút trôi qua như 1 giờ, còn chúng ta như bước vào một dòng thời gian hoàn toàn khác biệt?
Khi chúng ta bước vào trạng thái "siêu tiếp nhận", chúng ta đồng thời cũng nhảy vào một dòng thời gian khác trong tâm trí. Và dòng thời gian này trôi chậm hơn rất nhiều so với dòng thời gian thực.
Cận cảnh “Rồng Bắc Âu” MSI Titan 18 HX Dragon Edition: Siêu laptop mạnh mẽ với Intel Core Ultra 9 285HX, Nvidia RTX 5090 và thiết kế “ngầu vô đối”