Loài rùa nước ngọt lớn nhất từng tồn tại có chiều dài đến 3 mét, mai nặng tới hơn 1 tấn
Các nhà khoa học khám phá ra hóa thạch của loài rùa khổng lồ từng sinh sống ở Nam Mỹ vào 10 triệu năm về trước.
- Chú rùa dân chơi "về hưu" sau khi hoàn thành sứ mệnh cứu giống nòi khỏi tuyệt chủng hơn 40 năm qua
- Đây là lời giải cho nghịch lý nổi tiếng của Zeno, về anh hùng Achilles chạy đua với con rùa
- Dự án Isabela: dùng trực thăng và súng máy để cứu sống loài rùa cạn khổng lồ khỏi tuyệt chủng
- Phát hiện ra hơn 10.000 cá thể rùa cạn bị nhốt trong nhà của thợ săn, có lẽ đã không phát hiện được ra nếu mùi hôi thối không lan rộng ra toàn bộ khu vực
- Bạn có biết: loài rùa sinh tồn qua mùa đông bằng cách... thở bằng mông
Các nhà khoa học vừa khám phá ra mai của Stupendemys geographicus, loài rùa lớn nhất từng tồn tại. Khoảng 10 triệu năm về trước, loài rùa khổng lồ này đã bơi lội tung tăng trong các vùng đầm lầy nước ngọt ở Nam Mỹ. Chúng có bộ mai dài gần 3 mét và nặng tới 1.100 kg. So sánh với kích thước này, loài người thật nhỏ bé.
Bằng việc nghiên cứu hóa thạch mai rùa và hoá thạch cằm dưới, các nhà khoa học khám phá ra mai của con đực có sừng để bảo vệ hộp sọ của chúng. Mặc dù kích thước chúng khổng lồ, trên mai rùa có những dấu cắn rất lớn cho thấy các loài thú săn mồi, bao gồm những con cá sấu cổ đại khổng lồ, đã không hề ngần ngại trước tấm khiên lớn của loài rùa.
Hóa thạch mai rùa được tìm thấy ở Venezuela và Colombia. Loài rùa này được mô tả lần đầu vào năm 1976 bởi nhà cổ sinh vật học Roger Wood; ông đặt tên cái tên "Stupendemys" có nghĩa là "con rùa to lớn", và geographicus để công nhận sự hỗ trợ của tổ chức National Geographic Society đối với nghiên cứu hóa thạch rùa. Thông tin được cung cấp theo lời của Edwin Cadena, tác giả của bản báo cáo khoa học về loài rùa trên, nhà địa chất và nhà cổ sinh vật học có xương sống tại trường đại học Del Rosario ở Colombia.
Bản báo cáo khoa học về loài rùa Stupendemys geographicus đã được đăng tải trên tờ Science Advances.
Edwin Cadena bên cạnh hóa thạch mai rùa
Các mảnh hóa thạch chỉ ra kích thước khổng lồ của loài rùa, cũng như cái sừng lớn trên mai nằm gần với cổ. Cái sừng giúp rùa đực bảo vệ hộp sọ của mình khi chúng đánh nhau với những con đực khác - rùa cái không có đặc điểm này.
Cadena đã rất ngạc nhiên khi phát hiện hóa thạch cằm dưới thuộc về giống loài này. "Hàng thập kỷ, chúng tôi đã tìm kiếm và đợi chờ để tìm thấy vật như thế", anh ấy nói.
Hóa thạch cằm dưới trợ giúp các nhà khoa học giải một câu đố khác về loài rùa này, đó là cung cấp thông tin về chế độ ăn của chúng. Theo lời của Cadena, thực phẩm của chúng rất đa dạng, bao gồm cá, cá sấu, rắn, nhuyễn thể và hạt.
Mặc dù khu vực mà chúng từng sống hiện tại là sa mạc, nhưng vài triệu năm về trước, nơi đó là một khu đầm lầy nước ngọt ẩm ướt với nhiều loài sinh vật khác nhau. Và đó là môi trường hoàn hảo cho giống rùa khổng lồ này, giúp chúng đạt đến "kích thước không tưởng".
Kích thước hóa thạch mai rùa so với người bình thường
"Chúng là một trong những loài rùa lớn nhất, hoặc có thể là lớn nhất từng tồn tại", Marcelo Sánchez nói, đồng tác giả của bản báo cáo và giám đốc tại Viện Bảo tàng Cổ Sinh Vật Học thuộc trường đại học Zurich.
Mặc dù họ không biết lý do khiến chúng tuyệt chủng, các nhà khoa học biết rằng môi trường sống của chúng đã bị phá hủy khi dãy Andes trồi lên và chia rẽ ba con sông Amazon, Orinoco và Magdalena.
Bằng cách tìm hiểu loài rùa này, các nhà khoa học đã làm rõ quá trình tiến hóa của rùa và xác định họ hàng gần nhất còn tồn tại của Stupendemys là giống rùa đầu to ở sông Amazon. Mặc dù giống này nhỏ hơn cả trăm lần loài rùa kia, chế độ ăn của chúng lại tương tự với nhau.
"Nó cho chúng ta thấy rằng những tấm mai rùa cực lớn không chỉ có ở rùa biển mà còn xuất hiện ở rùa nước ngọt", Cadena nói.
"Một trong những tấm mai mà chúng tôi mô tả trong bản báo cáo là tấm mai rùa lớn nhất từng được biết đến trong lịch sử tiến hóa. Những khám phá này giúp chúng tôi hiểu hơn về sự tiến hóa của loài rùa sống ở phía Bắc lục địa Nam Mỹ và cách thức chúng tương tác với những loài động vật lớn khác đã sống ở khu vực đó vào 13 triệu năm trước".
Cadena sẽ tìm kiếm những hóa thạch rùa khác tại miền Bắc lục địa Nam Mỹ để khám phá thêm về nguồn gốc, sự tiến hóa và mối liên hệ của chúng với những giống rùa khác.
"Khả năng diễn giải lại cách sống và khía cạnh sinh học của loài rùa khổng lồ độc đáo này là một dự án thú vị", Cadena nói. "Và thấu hiểu lịch sử tiến hóa của các loài còn tồn tại là yếu tố quan trọng để xây dựng các kế hoạch thiết yếu và giáo dục về việc bảo tồn chúng".
Theo CNN
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4