Loạt ảnh "ngày ấy - bây giờ" trên những con phố khắp thế giới, chứng minh sức ảnh hưởng lớn lao của thời gian
Sau nhiều thập kỷ, có những nơi phát triển đến chóng mặt nhưng cũng có nơi chỉ còn lại trong ký ức.
- Thành phố thấp nhất thế giới, nằm sâu dưới mực nước biển vài trăm mét nhưng lại là ốc đảo thiên đường suốt 100 thế kỷ
- Xoài nhãn rải khắp phố phường, tưởng thiên đường nhưng lại là 'nỗi khổ không lời' của các thành phố Trung Quốc
- Ả Rập Xê Út chuẩn bị xây dựng "thành phố thiên đường" làm nơi ở cho 9 triệu người!
- 40 tỉnh, thành phố đã được phủ sóng 5G
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử và xã hội, những bức ảnh luôn đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và phản ánh mọi khía cạnh của thời kỳ ấy. Nhờ đó, chúng ta có thể cùng ngồi xuống và chiêm ngưỡng sự thích nghi và dần cải tiến của nhân loại qua từng thời kỳ dù có khó khăn đến thế nào.
Để cho thấy sự thay đổi lớn lao của xã hội, nhiếp ảnh gia Nicole Lashar đã chụp lại những con phố và so sánh nó với những bức hình được chụp từ hàng thập kỷ trước, tạo ra bộ ảnh "ngày ấy - bây giờ" cực ấn tượng.
Về mục đích của những bức ảnh, Lashar chia sẻ: "Khi tôi bắt đầu với công việc nhiếp ảnh, tôi hào hứng và đam mê theo đuổi nó như khi đi du lịch đến các thành phố mới và khám phá nghệ thuật và kiến trúc tại đó.
Chụp ảnh cho phép tôi kết hợp nghệ thuật nhiếp ảnh và du lịch thành một trải nghiệm mới mẻ hơn. Ban đầu, tôi không quá quan trọng kết quả mà chỉ chú trọng vào trải nghiệm khám phá những địa điểm mới và quay ngược thời gian để tìm ra những góc nhìn trong quá khứ của những địa điểm này.
Khi càng tiếp tục thực hiện những bức ảnh dạng này, tôi lại càng thấy được tầm quan trọng của nó khi nó cho ta thấy được sự khác biệt, phát triển của những địa điểm qua từng thời kỳ và hiểu rõ hơn về xã hội thời bấy giờ."- nữ nhiếp ảnh gia nói thêm.
Rừng của Hikmet Kaya ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1980 và hiện tại
Phố Haarlemmerdijk ở Amsterdam, Hà Lan năm 1971 và 2020.
Boston - Đường cao tốc vào năm 1990 đã được chuyển xuống lòng đất và thay thế bằng không gian xanh vào năm 2010.
Đường phố Paris sau trận lụt lớn năm 1910 và hiện tại.
Thác Youngstown năm 1951 và 2022
Nhà hát La Mã Cartagena, tỉnh Murcia, Tây Ban Nha năm 1991 so với năm 2021.
Kharkiv, Ukraine 2015 và 2022
Thị trấn Minami-Sanriku, Nhật Bản phát triển nhanh chóng chỉ trong vòng chưa đến 10 năm từ năm 2011 đến năm 2020.
Quảng trường cổ Poznań, Ba Lan trong Thế chiến thứ II so với năm 2021 Poznań, Ba Lan.
Lăng mộ hang động Besikli ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ năm 1932 và 2018.
Khi được hỏi về những khó khăn khi thực hiện dự án này, nữ nhiếp ảnh gia cho hay: "Những thách thức lớn nhất đối với các nhiếp ảnh gia khi thực hiện bộ ảnh dạng 'ngày ấy - bây giờ' là tìm nguồn bức ảnh gốc, tìm vị trí chính xác vì các địa chỉ này hiếm khi được biết đến và phối cảnh thế nào cho được góc chụp chính xác với bức ảnh trong quá khứ.
Để dễ dàng hơn trong khâu chụp ảnh, trước tiên, tôi sẽ chọn một địa điểm dựa trên sự gần gũi trong thành phố và số lượng ảnh cũ của tòa nhà. Sau đó, tôi sẽ tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu hình ảnh để tìm ra hình ảnh có độ phân giải cao rồi sử dụng hình ảnh vệ tinh của Google Maps để đảm bảo tòa nhà không bị phá hủy và có các điểm tham chiếu khác để giúp chụp ảnh lại trang web và thực hiện bức ảnh."
Positano, Ý ở năm 1920 và năm 2020, sau 100 năm nơi đây vẫn mang vẻ đẹp khó nơi nào sánh bằng.
Butchery Lane và Canterbury, Anh vào năm 1895 - 1920 và 1992 - 2022
Tháp Toghrol 1000 năm tuổi ở thành phố Rey, Iran. Bức ảnh đầu tiên được chụp vào năm 1840.
Tòa nhà Gooderham Flatiron, Toronto, Canada năm 1895 và năm 2022
Khu phố nổi tiếng Manhattan, New York, Mỹ vào năm 1851 và năm 2022
Nguồn: Bored Panda
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"