Lợn có sức chiến đấu không mạnh lắm, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?

    Đức Khương,  

    Trong mắt của chúng ta, loài lợn khá là chậm chạp và có phần "ngu đần", ngoài ra thịt của chúng cũng có thể được chế biến thành nhiều món ngon. Tuy nhiên, tổ tiên của chúng lại là loài có sức chiến đấu vô cùng khủng khiếp.

    Trong suy nghĩ của chúng ta, lợn ăn, ngủ, ăn, ngủ... Khi lớn lên đến một kích thước nhất định, chúng sẽ thẳng đến lò mổ và kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình. Sau đó, nó sẽ trở thành xúc xích, giăm bông, thịt xông khói,...

    Tuy nhiên, trông nó có vẻ lười biếng và ngu ngốc nhưng thực chất nó có khả năng chiến đấu đáng kinh ngạc. Nhìn vào lịch sử tiến hóa của loài lợn, bạn sẽ thấy những loài vô cùng hung bạo đã được sinh ra trong lịch sử gia đình của loài động vật này.

    Lợn có sức chiến đấu không mạnh lắm, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?- Ảnh 1.

    Nhìn vào cây tiến hóa của loài lợn, bạn sẽ thấy đây là loại tương đối "nghèo nàn", chúng ta quen gọi các thành viên trong họ lợn là lợn vì chúng đều có ngoại hình giống lợn, có mũi lợn, tai lợn và con đực thường có nanh mọc dài.

    Hiện tại chỉ có hai họ trong phân bộ Suina (phân bộ lợn), một là Suidae (họ lợn), và một là Pecari (lợn lòi Pecari hay lợn Peccary) dù có ngoại hình giống lợn, nhưng chúng không được coi là lợn.

    Có 22 loài trong toàn bộ phân loài Suidae. Trước khi được con người mang tới nhiều vùng đất khác nhau trên toàn thế giới, họ lợn sống ở châu Á, châu Âu và châu Phi, và họ lợn Peccary sống ở châu Mỹ.

    Lợn có sức chiến đấu không mạnh lắm, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?- Ảnh 2.

    Tuy nhiên, trong các kỷ nguyên Eocene đến Oligocene, phân bộ Suina khá thành công vì chúng đóng vai trò là động vật săn mồi trong một khoảng thời gian. Trong lịch sử, phân bộ lợn được chia thành phân bộ lợn Suina, phân bộ Ancodonta và phân bộ Paleodonta, những con lợn hiện tại của chúng ta đều thuộc phân bộ lợn Suina, trong khi đó hai nhánh còn lại đã tuyệt chủng hoàn toàn.

    Khoảng 40 triệu năm trước, tổ tiên của loài lợn lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu. Sau đó, phân loài lợn đã phân nhánh. Khoảng 37 triệu năm trước, họ lợn khổng lồ xuất hiện, và thành viên nổi tiếng nhất trong số đó là Dinohyus hollandi.

    Lợn có sức chiến đấu không mạnh lắm, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?- Ảnh 3.

    Đến kỷ nguyên Oligocene, những con lợn thuộc phân bộ lợn Suina đã mở rộng môi trường sống khắp Âu Á, châu Phi và châu Mỹ. Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra rằng nhiều loài động vật ăn cỏ ở thế Oligocene có vết răng trên xương trông không giống vết cắn của loài ăn thịt truyền thống. Sau này, khi so sánh, người ta phát hiện ra rằng những vết răng này là của loài lợn Entelodon, chúng dựa vào lực cắn cực lớn và kích thước khổng lồ của mình để trở thảnh những kẻ săn mồi hùng mạnh.

    Giống như lợn rừng ngày nay, những con lợn đực trưởng thành của loài này đều có răng nanh dài, nhưng thay vì vươn ra bên ngoài, những chiếc răng này lại tiến hóa thành hình dạng giống răng nanh ở các loài thú săn mồi khác, làm tăng sức công phá của chúng.

    Lợn có sức chiến đấu không mạnh lắm, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?- Ảnh 4.

    Miệng của chúng có thể mở 108 độ, đây là góc mở lớn nhất trong số các loài động vật từng được con người biết đến.

    Ngoài Entelodon, Daeodon cũng được biết đến là loài lợn có bộ hàm khủng khiếp được những người đam mê cổ sinh vật học nhắc đến. Những loài này có kích thước lớn hơn những con bò và sẽ ăn bất cứ thứ gì chúng có thể tìn thấy, thậm chí chúng sẽ cướp thức ăn của động vật ăn thịt vào thời điểm đó, nếu thiếu thức ăn, chúng sẽ sẽ không ngại ăn xác thối.

    Các thành viên của gia đình lợn khổng lồ có cơ bắp cuồn cuộn, sức chiến đấu vô cùng khủng khiếp, chúng cũng tàn nhẫn với các thành viên trong gia đình mình, đặc biệt là trong mùa sinh sản.

    Có lẽ điều duy nhất hạn chế loài lợn leo lên đứng đầu chuỗi thức ăn là chúng không có móng vuốt sắc nhọn nên chỉ có thể dựa vào miệng của chính mình. Thật không may, sự thay đổi khí hậu của kỷ nguyên Oligocene đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phân loài lợn, khiến cho nhiều loài trong số đó bị tuyệt chủng.

    Sau này, các loài trong phân loài Suidae và Pecari tiếp tục phát triển mà chiếm vào các hốc sinh học bị các loài lợn tuyệt chủng trước đó bỏ lại.

    Lợn có sức chiến đấu không mạnh lắm, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?- Ảnh 5.

    Lợn hiện đại có khứu giác mạnh nhất trong số các loài động vật có vú và có thể ngửi thấy mùi côn trùng, hạt giống, rễ cỏ chôn sâu trong đất, điều này giúp chúng sống sót thành công trong thời kỳ tuyệt chủng Oligocene.

    Về thói quen ăn uống, chúng thừa hưởng thói quen ăn thịt của gia đình lợn khổng lồ nhưng chúng cũng ăn đồ chay để tồn tại trong mọi hoàn cảnh. Họ lợn đã "mượn" phương thức sinh sản từ loài gặm nhấm và trở thành loài có khả năng sinh sản mạnh nhất trong số các loài động vật có vú lớn.

    Nói chung, động vật kích thước càng lớn thì mỗi lứa sẽ càng ít sinh con, ví dụ như bò, ngựa, hươu, thậm chí cả cừu nhỏ hơn về cơ bản đều chỉ sinh một con mỗi lứa. Nhưng lợn thì khác, một con lợn mẹ có thể sinh tới 23 con lợn trong một lứa, và thông thường chúng sẽ để hơn 10 con lợn con mỗi lần.

    Điều này là do lợn có thể rụng nhiều trứng cùng một lúc, thường là hơn 20 quả và hầu hết chúng sẽ được thụ tinh rồi phát triển thành phôi.Thời gian mang thai của lợn rất ngắn so với kích thước của nó, chỉ 110-120 ngày.

    Nếu có đủ thức ăn, lợn có thể đẻ 2 đến 3 đợt trong năm, mỗi lần lợn con chỉ cần bú sữa khoảng 2 tháng, sau đó chúng sẽ trực tiếp theo lợn mẹ đi tìm thức ăn.

    Lợn cũng được trang bị bộ não khá thông minh, trong số các loài động vật, lợn có chỉ số IQ không hề thấp, thậm chí còn cao hơn cả chó và mèo. Chúng cũng có thể nhìn vào gương và biết rằng hình ảnh trong gương là chính mình.

    Lợn có sức chiến đấu không mạnh lắm, vậy tại sao chúng vẫn chưa bị tuyệt chủng?- Ảnh 6.

    Những con lợn mà chúng ta thấy lười biếng, mập mạp, vụng về thực ra không phải là bản chất thật của chúng, thay vào đó là vì con người cần chúng phải như vậy.

    Lợn ở các trang trại chăn nuôi thường chỉ phát triển đến độ tuổi cận trưởng thành, còn lợn đực bị thiến chỉ để lại lợn giống nên lợn mà chúng ta thấy nhìn chung đều chưa trưởng thành.

    Và vì không gian trong chuồng lợn rất hẹp nên lợn không vận động nhiều, người ta cứ cho nó ăn nên kích thước của chúng lên tục tăng vì béo.

    Dù loài lợn đã thoái hóa trong môi trường nuôi nhốt cùa con người và ngày nay khi nhắc đến chúng thường sẽ đồng nghĩa với sự lười biếng, ngu ngốc nhưng yếu tố chiến đấu trong máu chúng vẫn không hề phai nhạt. Bởi đã từng có những thí nghiệm và hiện thực rằng khi thả lợn nhà về thế giới tự nhiên, chúng dường như ngay lập tức khôi phục được những bản năng hoang dã vốn có của tổ tiên.

    Lợn có ý thức lãnh thổ mạnh mẽ, và về bản chất, tính khí của loài lợn chưa bao giờ được con người thuần hóa, chúng không tấn công người vì chúng no và không muốn di chuyển. Nếu bị bỏ đói, ngay cả lợn nhà cũng có thể tấn công và khiến con người chết hoặc bị thương.

    Tham khảo: Zhihu

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ