"Luật 5 giây": Bí mật về khả năng lãnh đạo tài tình của "cha đẻ táo khuyết" Steve Jobs
Khen ngợi cấp dưới khi họ làm tốt là một điều hiển nhiên, vì điều đó sẽ tiếp thêm động lực cho họ. Nhưng trước hết phải mang đến cho họ thử thách. Ai cũng đều thích được khen ngợi, nhưng sự thách thức sẽ giúp họ cảm thấy hài lòng với thành quả của mình.
Thomas Koulopoulos - một nhà báo, một tác giả nổi tiếng và là một nhà lãnh đạo, ông đã có dịp trò chuyện với Steve Wozniak - đồng sáng lập Apple để tìm hiểu về “luật 5 giây” tài tình của Steve Jobs.
Tôi thừa nhận mình khá “khắc nghiệt” đối với bản thân và cả với các đồng nghiệp. Tôi luôn sẵn sàng để đối mặt với những thử thách dường như là không thể và hi vọng đồng nghiệp của tôi cũng có thái độ như vậy. Tôi lớn lên cùng lời dặn của cha: “Không có gì là không thể, chỉ là một vài việc sẽ làm ta mất nhiều thời gian hơn”. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi thấy những người lãnh đạo luôn làm việc hết sức trong vai trò của mình.
Và tôi thực sự may mắn khi gặp được những người có chung suy nghĩ với mình, nhưng thật tiếc là tôi chưa từng có cơ hội để gặp Steve Jobs. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, tôi gặp được Steve Wozniak – đồng sáng lập của Apple, trong một vài dịp.
Là một người sử dụng Apple từ những ngày đầu tiên của dòng máy tính Macintosh, tôi phải thừa nhận rằng được gặp Woz là một điều thật tuyệt vời. Trong buổi họp đầu tiên, chúng tôi nói rất nhiều thứ từ thước lô-ga đến chiếc máy tính đầu tiên của Texas, rồi cả quan điểm của ông ấy về an ninh mạng. Chúng tôi cùng nhau lật lại từng trang sử máy tính, nói về những năm tháng đầu tiên của Apple, sự phấn khích khi tạo nên những bước đột phá và lý do tại sao bo mạch được bố trí hợp lí lại được xem là một kiệt tác nghệ thuật.
Cuối cùng thì chủ đề cuộc trò chuyện cũng ngả hướng về Steve Jobs. Thời điểm Jobs công khai phải giải quyết vấn đề sức khỏe, thì cuối cùng căn bệnh đã tước đi mạng sống của ông ấy. Tôi không rõ ràng lắm về bệnh tình nghiêm trọng của Jobs, tuy nhiên, tôi phải hết sức cẩn trọng để tránh những vấn đề “nhạy cảm” với ba điều: Bối cảnh cuộc trò chuyện, những lùm xùm xung quanh mối quan hệ giữa Jobs và Woz, cuối cùng là vai trò hiện tại của Woz. Vì vậy, tôi chỉ đả động nhẹ đến những vấn đề này. Nhưng quả thật tôi rất tò mò về danh tiếng của Jobs, vì ông được xem như một kẻ cố chấp chẳng quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài hiệu suất công việc đạt chuẩn cao nhất.
Không ngờ là Woz vô cùng thẳng thắn trước những câu hỏi của tôi. Vì vậy, tôi cũng khá thẳng thắn hỏi rằng, liệu Jobs có phải là một người rất khó để làm việc chung hay không. Câu trả lời tôi nhận được từ Woz khiến tôi nghĩ ngay đến cố vấn Peter Drucker của mình. Một lần tôi đã hỏi ông ấy một câu tương tự, và ông ấy xem rằng đó là câu hỏi hết sức nực cười. “Này, câu hỏi này thật sai lầm, chẳng ai lại đi hỏi câu đó cả” là câu trả lời của ông ấy. Woz đã làm điều tương tự. Ông trả lời bằng cách chia sẻ câu chuyện về Steve Jobs từ những ngày đầu tại Apple.
Woz cho biết, Steve Jobs có thói quen thình lình xuất hiện trong các cuộc họp. Ông lướt nhanh một vòng quanh căn phòng, xem xét trực tiếp vấn đề đang được bàn bạc để tìm phương án giải quyết, và không mất đến 5 giây để thông báo: “Mọi người có thể làm tốt hơn nữa đấy.” Và rời phòng họp ngay sau đó. Giọng điệu của ông chẳng hề biểu lộ nét thất vọng hay kiêu ngạo gì cả, chỉ vỏn vẹn một câu nói, “Chưa ổn đâu!”
Phản ứng đầu tiên của Woz khi nghe thấy những câu như thế là: “Ông biết cái quái gì mà nói ổn hay không chứ? Chúng tôi đã ngồi vắt óc bàn bạc từ sáng đến giờ, đó là điều tốt nhất có thể rồi!”.
Đó quả là một điểm mấu chốt khi Jobs nói rằng, bạn có thể làm tốt hơn thế, và bạn sẽ muốn biết “tốt hơn” là như thế nào.
Khi nghe Woz kể, tôi chợt nhớ đến những đứa con của mình lúc nhỏ, lúc đó tôi đang dạy chúng về cách giải quyết những vấn đề sáng tạo có tên là “tưởng tượng điểm đến”. Đây là một thử thách khá “khó nhằn” đối với trẻ con, vì chúng phải tự giải quyết các vấn đề phức tạp mà không hề có sự hướng dẫn hay giúp đỡ từ bố mẹ.
Vậy tại sao bạn phải cần một người hướng dẫn khi họ không thể giúp bạn tìm ra giải pháp? Tôi thật sự rất ngạc nhiên khi vai trò chủ đạo của tôi chỉ là khuyến khích chúng tìm ra giải pháp tối ưu hơn thế. Bằng cách đó, chúng sẽ tìm ra cách để phá vỡ mọi giới hạn về sức sáng tạo. Kết quả thật đáng bất ngờ khi chúng hoàn toàn có đủ bản lĩnh để làm tốt hơn những gì chúng đang làm.
Giả sử, với tư cách là một người lớn đang huấn luyện những đứa trẻ, bạn sẽ có một lợi thế cố hữu, vì chúng sẽ tin ngay khi bạn nói rằng chúng có thể làm tốt hơn thế. Và đương nhiên, đó là vai trò thực sự của người lãnh đạo. Xét trên nhiều phương diện thì đó là những điều mà Jobs đang làm. Ông có những khí chất khiến hành động và lời nói của mình có sức nặng hơn bao giờ hết. Với tư cách là những nhà lãnh đạo, chúng ta cần phải thiết lập một cơ chế hoạt động cho tổ chức, cho nhân viên, và cho cả chính mình.
Khen ngợi cấp dưới khi họ làm tốt là một điều hiển nhiên, vì điều đó sẽ tiếp thêm động lực cho họ. Nhưng trước hết phải mang đến cho họ thử thách. Ai cũng đều thích được khen ngợi, nhưng sự thách thức sẽ giúp họ cảm thấy hài lòng với thành quả của mình.
Đừng trở thành kẻ ngủ quên trong chiến thắng. Drucker luôn nhắc nhở tôi rằng vai trò quan trọng nhất của một người lãnh đạo là thử thách mọi người. Ông cảm thấy đức tính này là giá trị cốt lõi nhất của các nhà lãnh đạo và quản lí. Thông qua những thách thức ấy, ta có thể chứng minh với những người tin tưởng sát cánh bên chúng ta rằng, khả năng của chúng ta đủ để bứt phá mọi giới hạn.
Nhưng hãy nhớ, đừng bao giờ đặt ra những thử thách phi thực tế và không hợp lí, vì bạn là một nhà lãnh đạo!
Không còn điều gì có ý nghĩa hơn việc bạn tạo cơ hội cho mọi người được trải nghiệm, để họ nhận ra rằng họ có thể mạnh mẽ hơn, thông minh hơn hay đơn giản kiên cường hơn họ nghĩ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín