Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo hành lang thông thoáng hơn cho các giao dịch trên môi trường số, mang lại hiệu quả kinh tế...
- Cổ phiếu vừa lên sàn chưa được nửa năm đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, điều gì đang xảy ra với "kỳ lân" VNG?
- Người dân ngày càng ít giao dịch qua ATM, thanh toán không dùng tiền mặt "lên ngôi"
- Hỏi một câu vu vơ, nam game thủ sở hữu kho đồ trị giá hơn 10 tỷ bất ngờ bị cấm giao dịch
- Bhutan - 'Tay chơi' tiền số bí ẩn ở châu Á: Điện thoại chưa được phổ cập, đèn giao thông chưa có hết nhưng giao dịch hàng triệu USD Bitcoin, Ether... trong suốt 1 năm qua
- Elon Musk sắp biến Twitter thành sàn giao dịch tiền điện tử
Mới đây, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua với tỷ lệ gần 95% tán thành và dự kiến chính thức áp dụng từ 1/7 năm tới. Ban soạn thảo công bố 6 chính sách mới, trong đó đáng chú ý là chính sách công nhận giao dịch điện tử sẽ có giá trị tương đương và có thể sử dụng thay thế giao dịch truyền thống.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo hành lang thông thoáng hơn cho các giao dịch trên môi trường số, mang lại hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Từ in ấn, ký kết, chuyển phát, tạm ứng, những quy trình này khiến doanh nghiệp phải mất tới gần một tuần lễ để ký kết xong một bản hợp đồng, nhưng nay họ có thể hoàn tất ngay trong ngày.
"Chữ ký số đã giúp bộ phận hành chính tiết kiệm được nhiều thời gian đi lại và chờ đợi. Khi cùng nhau ký, cùng nhau thảo luận hợp đồng thì hiệu quả vô cùng vì tất cả đều làm trên smartphone chứ không phải làm trực tiếp tại văn phòng", bà Nguyễn Thị Quy, Phó Giám đốc Công ty luật MVA, cho biết.
Ngoài việc mở rộng phạm vi áp dụng luật, những điểm mới đáng chú ý của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) lần này là khẳng định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử.
Theo các chuyên gia, với các quy định cụ thể, chặt chẽ về thông điệp dữ liệu, với sự hoàn thiện về công nghệ hiện nay, dù không gặp mặt trực tiếp nhưng các bên của chủ thể hoàn toàn được đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng, đảm bảo sự tin cậy về vai trò, quyền hạn đầy đủ của người đang thực hiện ký kết, giao dịch với mình.
"Khi người dân được định danh rõ ràng, đầy đủ trên môi trường mạng, kèm theo đó là có một chứng thư số để ký số trên môi trường mạng thì tất cả các giao dịch trên môi trường mạng sẽ được thực hiện một cách tin cậy giữa các bên tham gia giao dịch. Thứ hai là thúc đẩy các nhà ứng dụng áp dụng dịch vụ số họ có thể áp dụng chữ ký số trong tất cả các giao dịch", ông Phạm Quốc Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá.
Với việc đảm bảo độ tin cậy và an toàn cho các giao dịch số, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí vận hành, gia tăng năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời mang lại sự tiện lợi, tối ưu chi phí và thời gian cho người dân.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android