Lý do Huawei không thể "lách luật" cho người dùng quốc tế cài Google Play lên Mate 30 Pro
Cài đặt Google Mobile Services lên Android Trung Quốc vốn không hề khó. Nhưng Huawei vẫn không thể làm vậy.
Cuối cùng, đã không có phép màu nào xảy ra với Mate 30 Pro cả: chiếc smartphone đầu bảng mới của Huawei đã ra mắt với phiên bản Android được Huawei tự xây dựng thay vì Android quốc tế (của Google) như trước đây. Phát biểu bên lề sự kiện tại Munich, CEO mảng di động của Huawei là Richard Yu khẳng định:
"Chúng tôi không muốn phải làm điều này… Chính phủ Mỹ đã ép buộc chúng tôi phải làm như vậy".
Trước Huawei, đã có một hãng khác "lách luật" để cài Google Play.
Vậy thì, nếu không muốn phải sử dụng Android của riêng mình, tại sao Huawei không tìm cách lách luật và đưa ra cơ chế để người dùng tự cài Google Play? Câu trả lời đến từ một đồng hương Trung Quốc khác: Meizu. Ngay từ 2014, Meizu đã từng "lách luật" bằng cách phát hành ứng dụng "Google Installer" cho người dùng châu Âu (ứng dụng này sẽ cài đặt các dịch vụ hệ thống của Google và cả chợ Google Play lên điện thoại Meizu). Chỉ được một thời gian, Google đã ra tay chặn cách "lách luật" này bằng cơ chế bảo mật chứng thực.
Thậm chí, Google còn từng tìm cách chặn không cho điện thoại đã cài Google Play được quyền kết nối đến máy chủ Google. Bằng cách này, điện thoại "lách luật" sẽ trở nên vô dụng: rất nhiều ứng dụng độc lập như Instagram hay Facebook đều đang sử dụng dịch vụ gửi thông báo của Google, và phần lớn các ứng dụng có định tuyến đều phải nhờ đến Google Maps. Bị Google đưa vào danh sách đen, người dùng điện thoại "lách luật" coi như trở thành… người tối cổ.
Chưa kể, Huawei còn một rắc rối khổng lồ khác: Google có thể mang bộ máy pháp lý ra kiện Huawei bất cứ lúc nào. Nếu phải đối đầu trên tòa án, mối quan hệ giữa Huawei và Google sẽ chấm dứt vĩnh viễn - xét tới lịch sử hợp tác của 2 bên, đây là điều Huawei vẫn muốn tránh.
Huawei vẫn đang rất mong ngày trở lại.
Nói tóm lại, có quá nhiều nguy cơ đi kèm với việc "lách luật" hướng dẫn người dùng cài Google Play. Và bởi thế, Huawei chọn cách an toàn hơn: tự phát triển một bộ lõi dịch vụ Android thay thế cho lõi Google Mobile Services, cùng lúc tung ra 1 tỷ USD để thu hút các nhà phát triển đến với chợ ứng dụng của Huawei. Dù "không muốn" nhưng Huawei cũng chẳng có cách nào khác ngoài việc thay thế Android-của-Google cho đến ngày được... trở lại với Google.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI