Mã nguồn của YouTube vừa bị rò rỉ, tiết lộ hoàn toàn thước đo nền tảng này dùng để kiểm soát các YouTuber
Không những thế nó còn cho thấy sự thiên vị của YouTube đối với các thương hiệu doanh nghiệp, các nhân vật nổi tiếng, hơn là các YouTuber độc lập - những người làm nên thành công của nền tảng này.
- Cụ ông “tiền bối” của Bà Tân Vlog vừa qua đời, để lại kênh YouTube 6 triệu sub đầy nhân văn và ý nghĩa
- Bill Gates – YouTuber duy nhất trên thế giới có thể mua đứt YouTube, vừa nhận nút vàng sau 7 năm hoạt động, video "đập hộp" dài vỏn vẹn 27s có gần 2 triệu lượt xem!
- Đạo diễn FAPtv kể chuyện từ 0,5 điểm toán thi đại học đến nút kim cương Youtube đầu tiên của Việt Nam: “Đừng lấy bất cứ ai ra làm cột mốc hay thước đo cho đời bạn!”
Gần đây, phần code cơ sở (codebase) của YouTube, bao gồm cả các thước đo nội bộ của nền tảng này, trong đó có một nhãn label "hạn chế hiển thị" video, đã bị rò rỉ. Ba thước đo nội bộ này cho thấy điểm số và nhãn label được dùng để quyết định xem liệu một video nào đó có bị hạn chế hiển thị trên nền tảng này hay không.
Sau vụ việc này, YouTube đã phải âm thầm giấu đi phần code của mình để tránh các con mắt soi mói.
Trước đó, các thước đo bị rò rỉ này đã xuất hiện từ ngày 8 tháng Mười cho đến 29 tháng Mười, trước khi bị YouTube âm thầm ẩn đi và giấu kín các thước đo này. Trước đó, các YouTuber như Bowblax, Nicholars DeOrio, Optimus và Josh Pescatore đã có dịp đào sâu vào phần code này và phân tích về tác động của chúng đến hơn 200 kênh khác nhau.
Những phát hiện của họ không chỉ cho thấy YouTube đang sử dụng các thước đo nội bộ độc quyền của mình để kiểm soát các YouTuber, mà còn việc chấm điểm ưu tiên hơn cho các thương hiệu doanh nghiệp, các ngôi sao Hollywood, và những kênh được YouTube gọi là "các nguồn xác thực".
1. Thước đo điểm số P-Score
Thước đo đầu tiên bị rò rỉ thông qua bộ codebase trên là điểm số ưu tiên P-Score của YouTube (Preference Score). Điểm số P-Score là thước đo nội bộ nhằm thúc đẩy Google Preferred – mạng lưới các kênh quảng cáo an toàn đối với thương hiệu, đang chiếm khoảng 5% lượng nội dung trên YouTube.
Theo YouTube, điểm số P-Score được thiết kế để đẩy "các nội dung liên quan đến thương hiệu nhất và hấp dẫn nhất trên YouTube" lên cho các nhà quảng cáo Google Preferred. Trước khi bị phát hiện trong các dòng code, điểm số P-Score được cho là một thước đo nội bộ bị ẩn đi.
Các code rò rỉ cho thấy điểm số P-Score áp dụng với mọi video YouTube, cho dù nó có nằm trong chương trình Google Preferred hay không. Về cơ bản, YouTube sử dụng điểm số này để đánh giá khả năng chào bán của mỗi video cho các nhà quảng cáo tiềm năng.
Điểm số P-Score này là độc quyền, nghĩa là các YouTuber sẽ không biết làm cách nào để tăng điểm số này lên. Thông tin duy nhất mà các YouTuber biết về cách tính toán của điểm số P-Score này là trong một đoạn video đăng tải vào tháng Tư năm 2019 cho biết 5 tín hiệu phổ biến để cải thiện điểm số này:
1. Mức độ phổ biến: (Popularity được đánh giá dựa trên thời gian xem).
2. Mức độ đam mê (Passion: dựa trên mức độ thu hút người xem đối với kênh).
3. Mức độ an toàn (Protection: dựa trên việc nội dung có an toàn đối với thương hiệu hay không).
4. Nền tảng (Platform: những nội dung nổi bật nào được xem trên màn hình lớn).
5. Khả năng sản xuất (Production: bao gồm nội dung nào có sử dụng "kỹ thuật camera điêu luyện và kỹ xảo điện ảnh".
Sau khi điểm số P-Score được phát hiện trong bộ codebase trên, Bowblax, Nicholars DeOrio, Optimus và Josh Pescatore cho biết, các phát hiện của họ cho thấy, điểm số P-Score là một thước đo dựa trên vùng miền và các kênh YouTube thường sẽ có điểm số P-Score cao hơn tại những quốc gia quê hương của họ.
2. Thước đo đánh giá nhãn label nội dung
Một thước đo khác bị rò rỉ trong lần này là việc đánh giá nhãn nội dung theo một hệ thống đánh giá 6 mức độ tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống đánh giá nhãn nội dung này ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền và phân phối nội dung trên YouTube theo những tiêu chí sau:
1. Y: Nội dung đặc biệt an toàn phù hợp với mọi người xem YouTube.
2. G: Đặc biệt thân thiện với gia đình. Đạt được tiêu chí này nhiều khả năng sẽ có mức CPM cao (cost per 1000 impressions – giá cho mỗi 1.000 lần hiển thị) và có thể được đưa vào danh mục Protection và có tác động đến điểm số P-Score.
3. PG: Thân thiện với gia đình nói chung. Nhiều khả năng có mức CPM tuyệt vời và có thể được đưa vào danh mục Protection và có tác động đến điểm số P-Score.
4. Teen: thỉnh thoảng phù hợp với gia đình. Nhiều khả năng có mức CPM tốt với việc có một số hạn chế về quảng cáo.
5. Mature: hiếm khi thân thiện với gia đình. Nhiều khả năng có mức CPM thấp nếu bật kiếm tiền.
6. X: Mặc định giới hạn độ tuổi. Không bao giờ được kiếm tiền.
3. Thước đo đánh giá hạn chế hiển thị
Thước đo thứ ba bị rò rỉ trong bộ code này cho thấy khả năng bị hạn chế hiển thị và điểm số đánh giá hạn chế hiển thị.
Theo nghiên cứu của các YouTuber, có hai loại hạn chế hiển thị:
- hạn chế hiển thị để an toàn cho thương hiệu: giới hạn quảng cáo trên đoạn video.
- Hạn chế hiển thị đối với video đặc biệt: bị thuật toán giới hạn khả năng phát tán video trên nền tảng.
4. Tác động điểm số P-Score
Bên cạnh việc khám phá ra các thước đo nội bộ bị rò rỉ trong phần code, các YouTuber Bowblax, Nicholars DeOrio, Optimus và Josh Pescatore cũng biên soạn điểm số P-Score cho hơn 200 kênh khác nhau.
Kết quả phản ánh hầu hết những gì chúng ta nhìn thấy trên YouTube hàng ngày – các thương hiệu doanh nghiệp, các ngôi sao Hollywood, và các "nguồn xác thực" thống trị hầu hết nội dung hiển thị, trong khi các YouTuber độc lập lại được xếp thấp hơn trong danh sách này, dù họ là những người đưa trang web này đến vị trí như ngày nay. Chỉ duy nhất có một YouTuber, Linus Tech Tips lọt vào trong danh sách có điểm số P-Score nằm ở tốp 10.
Tham khảo Reclaimthenet
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời