Mải cấm cản xe điện, châu Âu quên mất smartphone Trung Quốc sắp phủ kín EU đến nơi – Apple, Samsung còn phải mất ăn mất ngủ
Realme, Oppo và Honor đang thực sự thách thức Samsung và Apple tại lục địa già với các thiết bị ngày càng đẳng cấp hơn.
- Một sai lầm đã khiến ngành công nghiệp phần mềm Nhật Bản tụt hậu như thế nào
- Temu gây bất ngờ khi tạo ra ngành nghề mới, chỉ ở nhà trông đồ là có tiền: "Việc nhẹ mà lại dễ giàu to"?
- Chỉ mua và nắm giữ Bitcoin, giá trị tài sản một công ty vô danh vươn lên hàng đầu thế giới, ngang ngửa Intel
- CEO Xiaomi Lôi Quân thừa nhận ảnh nằm ngủ trên sàn nhà máy xe điện chỉ là dàn dựng
- Bất ngờ: Một robot nhỏ rủ rê, bắt cóc 12 robot lớn
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực để có chỗ đứng vững chắc hơn ở châu Âu và bán các thiết bị cao cấp có biên lợi nhuận cao hơn. Một thương hiệu đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi thị phần ở châu lục này trong 3 năm tới.
Realme đã tăng doanh số bán hàng 275% trong giai đoạn 2020-2023 và cho biết đang nhắm mục tiêu đạt thị phần hơn 10% trong 3-5 năm tới, từ mức 4% hiện tại.
Hiện là nhà cung cấp lớn thứ 4 tại châu Âu, họ là nhà sản xuất smartphone nhanh nhất từ trước đến nay cán mốc 100 triệu máy bán ra toàn cầu vào năm 2021 và là nhà sản xuất nhanh thứ 5 đạt mốc 200 triệu máy vào năm ngoái, ngay cả khi thị trường điện thoại thông minh có dấu hiệu chậm lại – theo nghiên cứu từ Tech Insights và Counterpoint Research.
"Nếu Realme có thể thành công tại châu Âu, nhận diện thương hiệu của chúng tôi sẽ nâng cao đáng kể, từ đó giúp doanh số bán hàng tăng lên trên toàn cầu", Fracis Wong, giám đốc tiếp thị sản phẩm cho biết. "Chiến lược của chúng tôi là bắt đầu từ mức thấp và tiến lên từng bước".
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng chi phí tiếp thị liên quan đến việc bán sản phẩm cho khách hàng châu Âu trung thành với Apple và Samsung cao hơn 10 lần so với ở Ấn Độ.
Người dùng châu Âu ít có nhận thức về các thương hiệu Trung Quốc và ít quan tâm đến giá thành sản phẩm hơn, đồng nghĩa tốc độ tăng trưởng của công ty cho đến nay chậm hơn ở châu Âu so với thị trường khác – nơi doanh số của họ đã tăng gấp 2-3-4 lần chỉ trong vài năm.
"Chúng tôi đã quen với tốc độ tăng trưởng nhanh. Vì vậy, sau khi đến châu Âu, chúng tôi thấy thị trường này không dễ dàng", Wong nói. Theo số liệu từ Counterpoint, Apple và Samsung vẫn thống trị ở châu Âu, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Họ chiếm 94% thị phần điện thoại có giá trên 700 USD trong quý II năm nay.
Đối thủ khác từng thách thức Apple, Samsung trước đây khi chiếm gần 10% phân khúc này là Huawei – công ty tăng trưởng cực mạnh cho đến khi dần bị đẩy lui do lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2020.
Realme ban đầu nổi lên như một công ty con của Oppo trong khi bản thân Oppo cũng là một thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn điện tử BKK. Tập đoàn có trụ sở tại Đông Quan này cũng là công ty mẹ của các nhà sản xuất smartphone như Vivo, Oneplus. Oppo, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới theo doanh số, đã gặp cản trở bởi cuộc chiến pháp lý với Nokia về quyền sáng chế vào năm 2021, buộc họ phải rút lui khỏi châu Âu trong nhiều năm.
Mặc dù vậy, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vẫn đang thể hiện rất mạnh mẽ tại khu vực này khi phát hiện ra cơ hội giành thị phần với các công nghệ mới như sạc siêu nhanh, điện thoại gập hay camera chất lượng cao.
"Chúng tôi thấy châu Âu thể hiện thái độ rất cởi mở với các thiết bị gập và lật. Đây là một bước ngoặt", Tony Ran, chủ tịch Honor khu vực châu Âu cho biết. Ông cũng nói thêm châu Âu đang là thị trường quan trọng thứ 2 của công ty bên ngoài Trung Quốc.
Trong quý II, Honor đã vượt Samsung để trở thành hãng bán smartphone gập số một ở Tây Âu, đồng thời lọt top 5 nhà sản xuất lớn nhất ở toàn khu vực xét về thị phần.
Ran cho biết 60% người mua điện thoại gập từ cửa hàng trực tuyến của công ty là khách ruột của Samsung hoặc Apple trước đây. Chiếc điện thoại gập Magic V3 của họ được bán với giá khoảng 2.000 euro, tương đương mức 1.979 euro của chiếc iPhone 16 Pro Max bản 1 TB.
Trong khi đó, Oppo cho biết vào tháng trước sẽ ra mắt dòng sản phẩm Find X8 tại châu Âu, đánh dấu sự trở lại của thương hiệu này. Billy Zhang, chủ tịch phụ trách tiếp thị, bán hàng và dịch vụ ở nước ngoài của Oppo cho biết họ "quyết tâm" đầu tư vào thị trường châu Âu trong dài hạn.
Xiaomi, thương hiệu từ lâu là nhà sản xuất số 3 khu vực (sau Apple và Samsung), cũng tăng thị phần ở phân khúc cao cấp lên 4,3% trong quý III năm nay, từ mức 2,7% cùng kỳ theo số liệu của IDC. Ở Đông Âu, các nhà sản xuất như Transion cũng tăng đáng kể doanh số bán hàng phân khúc trung cấp.
Gần đây, các nhà sản xuất Trung Quốc tỏ ra thực sự mạnh tay cho các chiến dịch tiếp thị, chẳng hạn xuất hiện ở các sự kiện thể thao như Champion League hoặc giải quần vợt Pháp mở rộng.
Các nhà sản xuất này tin rằng uy tín khi tạo ra ở một thị trường phát triển như châu Âu có thể giúp ích cho họ tại các thị trường cao cấp khác như Nhật Bản, Úc, Mỹ. "Chúng tôi thực sự phải suy nghĩ về điều đó theo góc độ dài hạn", Ran từ Honor cho biết. "Một khi có thể thành công ở đây, chúng tôi có thể làm điều đó ở bất cứ đâu".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tiết lộ chấn động: Sự thật đằng sau tuyên bố nghỉ hưu của CEO Intel
Hóa ra ông Pat Gelsinger không hề có dự định nghỉ hưu hay từ chức khỏi Intel trong thời điểm hiện tại.
Nổi tiếng "cứng" như Apple nhưng cũng bị Indonesia khuất phục: Phải chi 1 tỷ USD trong 1 tuần nếu muốn được bán iPhone