Màn hình cong - Xu hướng Samsung đi đầu, tất cả các hãng Trung Quốc khác phải học tập
Kể từ khi những chiếc smartphone trở nên phổ biến và dần thay thế những mẫu máy điện thoại cơ bản (feature phone), thiết kế điện thoại bắt đầu đi vào lối mòn của sự nhàm chán và thiếu sự đột phá.
Một số nhà sản xuất cũng có những bước đi táo bạo ban đầu trong tư duy thiết kế, tuy nhiên lại không được thị trường đón nhận nhiệt tình với doanh số tốt đủ để duy trì sự tồn tại của sản phẩm. Trong số các xu hướng thiết kế mới, khác biệt và được đánh giá cao gần đây trên các thiết bị di động, không thể không kể đến màn hình cong.
Màn hình cong: Xu hướng khác biệt dần hoàn thiện
LG G Flex, smartphone thương mại có màn hình cong đầu tiên.
Tháng 10 năm 2013, LG gây bất ngờ cho cộng đồng yêu công nghệ bằng chiếc LG G Flex với màn hình cong và dẻo (trong một giới hạn nào đó màn hình có thể được ép phẳng và cong trở lại như ban đầu). Sau những ấn tượng ban đầu, LG G Flex rất tiếc lại được cho là không đạt thành công về doanh số bởi màn hình cong này thực tế không mang lại nhiều tính ứng dụng. Cùng năm, Samsung ra mắt điện thoại Samsung Galaxy Round với màn hình cong theo bề ngang tuy nhiên dòng máy này không được bán ra rộng rãi và cũng không thu hút được nhiều sự chú ý.
Chiếc Galaxy Round là bước đà đầu tiên của Samsung bứt phá.
Không dừng lại ở đây, một thời gian ngắn sau đó, Samsung cũng có chiếc smartphone thương mại màn hình cong của riêng mình gây ấn tượng. Khác với cách làm của LG, điện thoại của Samsung có màn hình cong tràn một cạnh. Không chỉ độc đáo về thiết kế, Samsung đã khéo léo trang bị cho Note Edge một số tính năng độc quyền dành cho màn hình cong như phím tắt hay một số tính năng như đồng hồ đếm giờ, thước đo, ghi âm, bật đèn flash...
Samsung có một cách tiếp cận màn hình cong khác với LG.
Tận dụng những phản hồi tích cực của người dùng về sự độc đáo của Note Edge, Samsung thừa thắng xông lên với sản phẩm Samsung Galaxy S6edge và lần này là sự xuất hiện của màn hình cong tràn hai cạnh. Sau những thất vọng với Galaxy S5 (thân máy nhựa), thiết kế nhôm kính và màn hình cong của S6edge thực sự đã làm người dùng hào hứng. Với thiết kế này, điện thoại của Samsung thường gọn hơn những smartphone khác có cùng kích thước màn hình do tối giản được phần viền máy.
Samsung trở lại đầy ấn tượng với S6edge sau khi thiết kế S5 với thân máy cấu thành từ nhựa không để lại được nhiều dấu ấn.
Thiết kế màn hình cong của Samsung vẫn đang được ông lớn công nghệ Hàn Quốc hoàn thiện ở các model tiếp theo như Samsung Galaxy S7edge và Samsung Galaxy Note7. Một số nguồn tin thậm chí cho rằng Samsung Galaxy S8 năm tới sẽ có màn hình cong cho cả hai phiên bản (với kích thước màn hình khác nhau).
Nhiều đối thủ "màn hình cong" bắt đầu xuất hiện
Một sản phẩm của Vivo với màn hình cong trình làng trong năm nay.
Đúng như dự đoán của nhiều chuyên gia trong ngành công nghiệp smartphone, 2016 sẽ là thời điểm nhiều smartphone màn hình cong được tung ra thị trường, đặc biệt là từ các hãng sản xuất Trung Quốc, từ đầu năm cho đến nay, Huawei, Xiaomi hay Vivo đều đã có những chiếc máy với màn hình cong tràn hai cạnh. Theo đó, các sản phẩm như Huawei Mate 9 Pro, Xiaomi Mi Note 2 hay Vivo Xplay 5 đều có sự hoàn thiện khá tốt về công nghệ màn hình cong cũng như phần nhìn.
Huawei Mate 9 Pro, trình làng vào trung tuần tháng 11, là một trong những điện thoại mới nhất có màn hình cong.
Các thiết bị màn hình cong đến từ quốc gia tỷ dân cũng có một điểm cộng so với sản phẩm của Samsung nằm ở mức giá thấp hơn. Tuy nhiên chúng lại không được đánh giá cao như thiết bị của ông lớn công nghệ Hàn Quốc về mặt tính ứng dụng, thực tiễn của sản phẩm. Có thể nói, các hãng sản xuất đang "học tập" rất nhanh điểm độc đáo có trên sản phẩm của Samsung. Dù vậy, để đạt đến độ hoàn thiện về cả phần cứng lần phần mềm hỗ trợ như cách Samsung làm được thì vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước.
Không chỉ dừng lại ở các nhà sản xuất Trung Quốc, trong tương lai, các hãng sản xuất lớn như Apple cũng có thể sẽ áp dụng thiết kế màn hình cong trên sản phẩm của mình. Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán, sau khi áp dụng màn hình OLED (thay cho màn hình LCD) trên iPhone với khả năng uốn dẻo cao, màn hình cong sẽ xuất hiện trên siêu phẩm của Apple.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming