Mảng kinh doanh pin của Samsung và LG sẽ gặp khó khăn lớn vì chính sách mới của Trung Quốc
Trung Quốc bất ngờ cắt giảm các khoản trợ cấp cho các công ty sản xuất pin Hàn Quốc.
Tuy vượt xa trong thị trường smartphone và công nghệ màn hình nhưng có một lĩnh vực mà Samsung và LG vẫn phải ghen tị với các công ty Nhật Bản. Cụ thể, trong thị trường pin dành cho xe điện, Panasonic chiếm tới 36% thị phần (hãng này hợp tác với Tesla) trong khi LG Chem chỉ chiếm dưới 8% còn Samsung SDI chiếm 5%.
Sự chênh lệch này ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi nhu cầu xe điện trên toàn thế giới trong năm vừa qua đã tăng tới 87%.
Để tăng thị phần, LG và Samsung muốn đón đầu nhu cầu từ Trung Quốc, thị trường tiêu thụ 2/3 pin cho xe điện trong năm ngoái. Chính phủ Trung Quốc cho biết họ muốn giảm khói bụi bằng cách tăng lượng xe hơi và xe buýt chạy điện lên 5 triệu chiếc vào năm 2020. Hai công ty Hàn Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các cơ sở sản xuất pin mới ở Trung Quốc nhưng một sự thay đổi trong chính sách của chính phủ quốc gia đông dân nhất thế giới có thể làm đảo lộn kế hoạch của Samsung và LG.
Xe buýt chiếm khoảng một nửa thị trường xe chạy điện tại Trung Quốc và chính phủ nước này đã dừng những khoản trợ cấp một lần khổng lồ cho những chiếc buýt sử dụng loại pin mà Samsung và LG đang sản xuất. Đây là loại pin NCM, kết hợp niken, coban và mangan. Trợ cấp vẫn sẽ được triển khai cho loại pin LFP (lithium-iron-phosphate) cũ. Năm ngoái, mảng pin của Samsung đã mở một nhà máy pin NCM tại Trung Quốc và dự định từ nay tới năm 2020 sẽ đầu tư 600 triệu USD vào nhà máy này. "Chúng tôi đang xem xét những cách ứng phó khác nhau với chính sách này", Samsung SDI chia sẻ. Phát ngôn viên của LG Chem từ chối bình luận.
Pin của LG Chem dược dùng trong xe Renault
Hàng trăm hãng Trung Quốc đang tham gia sản xuất pin cho xe hơi chạy điện với chất lượng khác nhau. Năm ngoái, ít nhất sáu trường hợp xe hơi chạy điện bốc cháy trên những con đường tại Trung Quốc. Chính phủ không thể bỏ qua vấn đề an toán, Paul Gao một đối tác cao cấp của McKinsey tại Hồng Kông chia sẻ. "Gần như toàn bộ các doanh nghiệp pin Trung Quốc vẫn đang gặp khó trong việc làm chủ công nghệ sản xuất pin NCM", Gao nói. "Các hãng Trung Quốc không thể cung cấp các sản phẩm với chất lượng và độ tin cậy nhất quán". Ngược lại, theo Gao, các doanh nghiệp Trung Quốc rất giỏi trong việc chế tạo pin LFP, loại pin nặng hơn và dung lượng thấp hơn so với pin NCM.
Nếu không có trợ cấp của chính phủ, có thể hỗ trợ tới 40% mức giá xe hơi chạy điện tại Trung Quốc, những chiếc xe với pin NCM sẽ không thể bán được. Thay đổi của chính phủ Trung Quốc có thể khiến doanh số bán hàng toàn cầu của LG Chem giảm 10%, Lee Dong-Wook, một nhà phân tích của HI Inverstmetn & Securities, chia sẻ. Trong khi đó, doanh số của Samsung có thể bị giảm tới 15%, Kim Ji-San, một nhà phân tích của Kiwoom Securities, cho biết. Panasonic gần như chẳng bị ảnh hưởng gì bởi doanh thu từ pin cho xe hơi chạy điện từ Trung Quốc chỉ chiếm 1% tổng doanh thu của hãng này, Simon Yu, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu SNE, khẳng định.
Mark Newman, một nhà phân tích khác, lại cho rằng với chính sách này Trung Quốc muốn cho các hãng pin trong nước cơ hội bắt kịp các công ty nước ngoài. Nâng khả năng phát triển pin NCM của các hãng trong nước giúp họ cạnh tranh tốt hơn với các công ty nước ngoài như LG và Samsung...
Quyết định cắt khoản trợ cấp pin thậm chí còn trở thành vấn đề ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, đe dọa thỏa thuận tự do thương mại song phương mà hai nước này ký kết với nhau hồi năm ngoái. Ngày 19/3, Bộ trường Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc đã đồng ý xem xét việc mở lại chương trình trợ cấp cho pin NCM. Hiệu quả của pin NCM so với pin LFP cũng có thể thuyết phục Trung Quốc thay đổi quyết định. Chun Taekmo, giám đốc quản lý quỹ của Hyundai Investments, chia sẻ.
Samsung và LG vẫn phải dè chừng bởi Trung Quốc hoàn toàn có thể cung cấp những chính sách hỗ trợ khách dành cho các hãng pin địa phương bên cạnh việc khởi động lại chương trình trợ cấp pin NCM.
Trong khi pin của các công ty như BYD, đứng thứ hai sau Panasonic trên thị trường thế giới, chẳng có gì tiên tiến thì các công ty công nghệ Trung Quốc luôn chứng tỏ rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt. "Các hãng Hàn Quốc đang rất cảnh giác", I-Chun Hsiao, một nhà phân tích của Bloomberg, chia sẻ. "Họ đang sợ sẽ đi vào vết xe đổ của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời khi chỉ trong vòng hai hoặc ba năm các công ty Trung Quốc đã bắt kịp và doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản phải phá sản hoặc mất thị phần".
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI