Mate 20 Pro là minh chứng điển hình cho vấn đề "Cứ phải khoe cấu hình đã, thực tiễn tính sau" của Android
Trên giấy tờ, Mate 20 Pro phải là chiếc smartphone AI tuyệt nhất vì có tới 2 nhân NPU. Trong thực tế....
Như vậy, có thể nói rằng năm 2018 của các tín đồ Android đã khép lại. Tất cả các hãng Android lớn đều đã tung ra sản phẩm đầu bảng, chủ lực nhất của mình: Samsung có Galaxy Note9, Google có Pixel 3 và Huawei ra mắt Mate 20 Pro.
Trong bộ 3 này, khó có thể phủ nhận được rằng Mate 20 Pro là sản phẩm "nhồi nhét" tính năng nhất. Từ khả năng sạc pin... cho điện thoại khác, loa trong cổng sạc, thẻ nhớ Nano, camera 3 lens/cảm biến cho đến nhận diện khuôn mặt 3D, có vẻ như Huawei muốn tuyên bố với cả thế giới rằng: năm nay là năm Trung Quốc dồn toàn lực để chiếm nốt vị trí số 1 thế giới.
Smartphone đầu tiên có 2 NPU
Nhưng tính năng đáng chú ý nhất chắc chắn phải là AI.
Sức mạnh AI của Huawei được minh chứng bằng 2 chip NPU.
Tại sao ư? Suốt từ năm ngoái đến nay, Apple cứ làm gì là y như rằng Huawei sẽ bám đuôi theo sau để bới móc. Năm ngoái, khi iPhone X ra mắt, Huawei hứa hẹn Mate 10 Pro sẽ là "Real AI phone". Năm nay, ngay sau sự kiện iPhone XS, Huawei khẳng định Mate 10 Pro mới là "anh hùng thực sự" của năm nay.
Và quả thật là nhìn qua bảng thông số, Huawei đang có chiếc smartphone AI mạnh mẽ nhất. Trong sự kiện của tuần này, công ty Trung Quốc "khoe" Mate 20 Pro có tới 2 chip xử lý neural (NPU), phục vụ 2 mục đích khác nhau: 1 chip dùng cho nhận diện vật thể, 1 chip dùng cho các tác vụ ML (máy học) phức tạp, như xử lý ngôn ngữ tự nhiên chẳng hạn.
Nếu xét từ tâm lý cấu hình quá phổ biến trong thế giới Android, Mate 20 Pro hẳn phải là chiếc smartphone AI tốt nhất.
Vẫn chỉ là nhận diện
Nhưng trong thực tế thì Mate 20 Pro có gì?
Các tính năng AI chưa có gì đặc sắc cả...
Đầu tiên, vẫn là nhận diện cảnh vật khi chụp, tính năng vốn đã có trên smartphone OPPO, một thương hiệu có thể nói là "low tech" nhất trong số các hãng top 5 thế giới. Dựa vào kinh nghiệm với P20 – chiếc đầu bảng tập trung vào ảnh chụp của Huawei, chắc chắn khâu xử lý này cũng sẽ tạo ra những bức ảnh thiếu tự nhiên vì AI xử lý quá tay, gây cảm giác giả tạo.
Mở rộng từ bài toán nhận diện, Huawei vẫn mang đến tính năng "tách" chủ thể khỏi khung cảnh, nay thậm chí là cả trên video. Những tưởng tính năng này sẽ giúp tạo ra những đoạn video đậm chất "xi nê" hơn, nhưng trong thử nghiệm hands-on, cả The Verge và Stuff đều đưa ra nhận định này không phải lúc nào cũng hoạt động tốt. Một khi tính năng tách chủ thể khỏi khung cảnh không hoạt động tốt, bạn có thể hình dung những đoạn video mang về sẽ nhem nhuốc đến mức nào.
Tiếp đến là nhận diện thức ăn hay món đồ mua sắm: Bixby đã có tính năng tương tự từ năm ngoái. Chống rung hình ảnh? Pixel 2 đã có từ năm ngoái. Nhận diện khuôn mặt 3D và mở khóa điện thoại? Khỏi cần nói thì ai cũng biết Huawei cố gắng chạy theo Apple.
Ngôn ngữ tự nhiên?
Không có 2 chip NPU, Pixel 3 vẫn có thể làm được điều "hoang đường" này: zoom số gần như zoom thật.
Sẽ là không công bằng nếu nói Huawei không chứng minh được năng lực AI qua sự kiện vừa qua. Trái lại, chỉ riêng việc tạo ra được công nghệ ngang tầm Face ID (phức tạp hơn công nghệ của Xiaomi hay bất kỳ hãng nào khác mà chúng tôi sẽ giải thích trong bài viết tiếp theo) cũng đã cho thấy Huawei mạnh mẽ đến chừng nào – giới phân tích vốn cho rằng chuỗi cung ứng Android sẽ phải mất đến 2 năm mới bắt kịp Apple.
Và, Huawei cũng có những ý tưởng mới. "Quét" vật thể để tạo thành nhân vật trong không gian 3D là ý tưởng mà Apple và Google không có, dù rằng 2 hãng này đã dẫn trước trong lĩnh vực AR được 2 năm.
Thế nhưng, tất cả những thành tựu này cũng không thể che giấu đi được sự thật rằng lợi thế 2 NPU chưa thể biến thành lợi thế thực tế cho người dùng. Khoe là smartphone có chip "dual NPU" đầu tiên, nhưng các tính năng AI mà Huawei ra mắt hoặc không mới mẻ, hoặc chỉ là phép mở rộng rất nhỏ từ những gì Apple, Google và Samsung đã làm được bằng những SoC không cần có "Dual NPU". Có tới 2 chip tối ưu cho neural, Huawei vẫn không thể tạo ra những cú sốc như khi Google công bố ảnh chụp bokeh từ AI đơn, hay khi Apple vén màn Face ID.
Cũng giống như những năm trước, nhiều nhà sản xuất Android khoe số nhân, khoe xung nhịp... Đến khi vào thử nghiệm thực tế, tốc độ tải ứng dụng còn chậm hơn cả 2 iPhone cách nhau... 2 thế hệ. Một số tên tuổi thì khoe có NFC chỉ dùng để... kết nối Bluetooth tiện hơn, đến khi Apple vén màn Apple Pay lại lục tục đi làm thanh toán di động theo sau Táo.
Chip có NLP, nhưng cả màn trình diễn chẳng khoe gì về ngôn ngữ hay giọng nói...
Nhưng ví dụ rõ nhất về "cấu hình đi trước, lợi ích thực tế theo sau" chắc chắn phải để dành cho Huawei năm nay. Trong sự kiện Mate 20 Pro Huawei nhắc đến "xử lý ngôn ngữ tự nhiên" khi khoe về chip chứ không phải là khoe về khả năng dịch giọng nói trực tiếp hay bất cứ tính năng thực tế nào khác mà người dùng có thể sử dụng được.
Năm ngoái, với Mate 10 Pro, tính năng này thực chất là do... Microsoft thực hiện. Năm nay, trong sự kiện Mate 20, không có một tính năng NLP nào được giới thiệu tới người dùng cả.
Vậy con chip được khoe là dành cho tác vụ AI nặng ký cuối cùng để làm gì?
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"
Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Huawei đưa ra những lời khen công khai dành cho các đối thủ tới từ Mỹ.
Việt Nam có “kho báu” lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ, nay đã tự chủ công nghệ khai thác, quyết xây dựng ngành công nghiệp phát triển lâu dài