Đôi cánh đặc biệt này sẽ giúp Boeing 777X vừa nâng cao hiệu năng chuyến bay, lại vừa phù hợp với cơ sở hạ tâng sân bay hiện nay.
- Nhà máy sản xuất máy bay của Boeing bất ngờ bị mã độc WannaCry tấn công, toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động
- Trung Quốc: Không chỉ Boeing 747, một tòa nhà chọc trời đang xây dở cũng được mang lên Taobao bán đấu giá
- Không thể là trò đùa được: Bitcoin hiện có giá trị lớn hơn tài sản của Bill Gates, Warren Buffett, Boeing và cả GDP của New Zealand
Mới đây, Cục Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ đã chính thức thông qua thiết kế mới của phiên bản thế hệ thứ ba của dòng máy bay Boeing 777 - 777X. Theo đó, chiếc máy bay này sẽ trở thành máy bay thương mại đầu tiên trên thế giới sở hữu đôi cánh với khả năng gập duỗi linh hoạt, giống như một số máy bay quân sự của Mỹ.
Phần cánh của Boeing 777X có thể gập, mở một cách linh hoạt.
Cụ thể, Boeing 777X sẽ sở hữu sải cánh khoảng 72 mét để nâng cao hiệu năng trong mỗi lần bay. Tuy nhiên, chính độ dài cực “khủng” này lại khiến cho 777X trở nên cồng kềnh và không phù hợp với diện tích của đại đa số sân bay hiện nay. Vì thế, đội ngũ thiết kế đã trang bị khả năng gập cánh, cho phép các phi công thu ngắn sải cánh xuống chỉ còn 65 mét.
Tuy nhiên, hiện tại khả năng này chỉ có thể hoạt động khi máy bay đã hạ cánh xuống mặt đất. FAA cũng đang phát triển thêm những điều luật liên quan khác để đảm bảo công nghệ này đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn cơ bản. Mặt khác, đội ngũ kĩ sư phát triển các hệ thống chốt nối của cánh 777X sẽ phải liên tục giữ cho sải cánh được mở rộng hết cỡ trong quá trình bay.
Mẫu máy bay mới của Boeing sẽ sở hữu đôi cánh có thể duỗi gập linh hoạt để vừa nâng cao hiệu năng chuyến bay mà vẫn phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện nay.
Mẫu máy bay Boeing 777X với khả năng duỗi gập cánh linh hoạt này dự kiến sẽ đi vào hoạt động kể từ năm 2020 sắp tới.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI