Máy bay khí cầu "Mông Bay" vừa cất cánh đã rơi, đâm vào cột điện

    Dink,  

    Mông Không Trung đã đáp đất không mấy nhẹ nhàng và đã bị vài phần hư hại.

    Mới chỉ một tuần trước, máy bay khinh khí cầu Airlander 10 với biết danh là chiếc Mông Bay, được gọi là một trong những “sự đổi mới vĩ đại của nước Anh”, đã chính thức cất cánh.

    Nhưng hôm nay thì Mông Bay đã đáp đất trong tình trạng thương tích sau khi gặp sự cố. Hạ cánh xuống Sân bay Cardington tại Bedfordshire, chiếc Airlander 10 trị giá 25 triệu bảng Anh đã hư hại nhẹ khi đâm vào cột điện báo.

    Nhà sản xuất đã bác bỏ tin rằng Airlander bị hư hại đôi chút khi đâm dù cho nhiều nhân chứng đã báo cáo như vậy. Người phát ngôn của Hybrid Air Vehicles nói rằng: “Mẫu thử Airlander 10 đã cất cánh thử nghiệm và đã bay suốt được 100 phút, hoàn thành mọi nhiệm vụ trước khi trở về Cardington để hạ cánh”. Và rồi thì ai cũng biết chuyện gì xảy ra sau đó.

    Báo cáo cho biết chiếc Airlander đã hạ cánh bằng mũi và chịu một số hư hại nhỏ, hiện toàn bộ chiếc Mông Bay đang được xem xét để đánh giá thiệt hại kĩ càng hơn và tiến hành sửa chữa. Phi công và đội ngũ mặt đất đều an toàn hạ cánh, hiện những điều tra về lý do Airlander lại rơi đang được tiến hành.

    Chiếc tàu bàu là “giống lai” giữa máy bay, trực thăng, khí cầu động cơ đánh dấu mốc phát triển của tàu khí cầu hiện đại, tiếp tục dự án khí cầu bị bỏ dở khi tai nạn Hindenburg kinh hoàng xảy ra vào năm 1937.

    Sử dụng ít nhiên liệu hơn máy bay nhưng lại có thể mang nhiều hàng hóa hơn các loại khí cầu khác, Airlander vẫn đang trong giai đoạn bay thử nghiệm trước khi chiếc Mông Không Trung này có thể được đưa vào sử dụng thực tế.

    Airlander 10 - Mông Bay đã hạ cánh không được nhẹ nhàng lắm.

    Nhà sản xuất nói rằng Airlander có thể lên tới độ cao gần 5 km, bay được với vận tốc 145 km/h, có khả năng chở tới 10 tấn hàng hóa và hành khách, có thể ở trên không trong khoảng thời gian 2 tuần. Đã từng được phát triển bởi quân đội Mỹ với mục đích do thám tại Afghanistan, công ty Hybrid Air Vehicles đã đứng ra tiếp quản dự án khi nó bị bỏ dở năm 2013, với giấc mơ hồi sinh lại ngành chuyên chở khí cầu hàng không.

    Mong muốn của HAV là tạo ra được một khí cầu lớn hơn, chở được tới 50 tấn và sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2020.

    Rút kinh nghiệm từ quá khứ với khí hydro, thứ khí sử dụng cho Airlander là helium không có tính bắt lửa. Rất có thể Airlander sẽ đánh dấu mốc hồi sinh cho khí cầu chuyên chở hàng không sau tai nạn năm 1937 đã làm thiệt mạng 35 người, bao gồm Bộ trưởng Hàng không của Anh thời bấy giờ.

    Rất nhiều người đã tỏ vẻ thích thú và ủng hộ Airlander khi nhìn thấy nó lần đầu tiên cất cánh. Và mong rằng vụ va chạm nhỏ này không làm tiêu tan đi sự thích thú đó và trong một ngày không xa, ngành hàng không khí cầu sẽ được hồi sinh với nhiều hơn nữa những chiếc Mông Không Trung bay lượn trên trời.

    Tham khảo DailyMail

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ