‘Máy cày’ tiền số: Từ cục nợ của Trung Quốc đến nỗi đau cho người Mỹ, hút đến 2% lượng điện toàn quốc, gây thiếu nước và ô nhiễm môi trường
Trung Quốc từng chiếm đến 70% hoạt động khai thác tiền số trên toàn cầu vào năm 2021, nhưng hiện nay Mỹ mới là nước đứng đầu, đi kèm với đó là vô số những rắc rối do các máy đào Bitcoin đem lại.
- 'Apple lẽ ra nên bán nửa giá' - người dùng tại một quốc gia giận dữ vì iPhone 16 thiếu tính năng hấp dẫn nhất
- Ra mắt iPhone 16 là sự kiện "chán nhất từ trước đến nay" của Apple: Phép màu Steve Jobs đâu rồi?
- Người đàn ông bí ẩn đầu tư hàng tỷ USD vào mọi startup của Elon Musk, 'săn lùng' vị tỷ phú suốt 9 năm
- Hé lộ về công ty ít người biết nhưng không hề kém cạnh Nvidia: Vốn hoá tăng hơn 200% trong 2 năm, hàng loạt ông lớn công nghệ phải phụ thuộc, âm thầm 'càn quét' ngành hot nhất nhì thế giới
- Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII - Ông Đào Trung Thành: AI không phải 'Cây Đũa Thần', doanh nghiệp cần cân nhắc áp dụng theo nhu cầu thực tế
Trung Quốc từng là thiên đường của thị trường tiền số. Giá năng lượng rẻ cùng các quy định mềm mỏng khiến ngành đào tiền số tại đây bùng nổ mạnh mẽ cùng đà tăng giá của Bitcoin. Vào thời hoàng kim năm 2021, nền kinh tế này chiếm đến gần 70% tổng hoạt động khai thác tiền số trên toàn cầu.
Thế nhưng mọi chuyện đã chấm dứt vào tháng 5/2021 khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát tiền số vì lo ngại tình trạng rửa tiền cùng nhiều rủi ro khác trên thị trường này.
Ngay lập tức, các xưởng đào Bitcoin nhanh chóng chuyển đến Kazakhstan, nơi chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt điện than.
Xin được nhắc rằng các máy đào Bitcoin tốn rất nhiều điện, cùng với đó là lượng nước khổng lồ để làm mát các máy đào cũng như thải ra lượng lớn chất ô nhiễm ra môi trường.
Chỉ số tiêu thụ điện để đào Bitcoin của Cambridge cho thấy Kazakhstan từ mức chiếm 7% vào tháng 5/2021 đã tăng lên đến gần 20% chỉ 3 tháng sau đó.
Việc các máy đào tốn đến 7% lượng điện toàn quốc đã khiến gia năng lượng tăng mạnh tại đây và tạo nên cuộc khủng hoảng thiếu điện toàn quốc. Trước sự phẫn nộ của người dân, các xưởng đào tiền số buộc phải từ bỏ Kazakhstan để tìm kiếm một "thiên đường" mới, đó là Mỹ.
Ngày nay, Mỹ chiếm đến khoảng 40% tổng lượng điện tiêu thụ để đào tiền số trên toàn cầu, cao hơn mức 17% vào năm 2021 khi Trung Quốc vẫn còn đứng đầu. Điều này biến Mỹ thành nước lớn nhất thế giới hoạt động khai thác tiền số.
Tất nhiên, đi kèm với danh hiệu này là vô số những rắc rối mà các máy đào tiền số đem lại.
Cục nợ
Tờ Business Insider (BI) cho hay khoảng 52 xưởng đào tiền số tại Mỹ hiện nay tiêu thụ đến 2% tổng lượng điện của nước này, tương đương năng lượng đủ cho toàn bộ tiểu bang Utah hoặc West Virginia.
Mặc dù con số này chưa khiến nước Mỹ rơi vào khủng hoảng thiếu điện toàn diện như Kazakhstan nhưng chúng khiến người dân bản địa phản ứng dữ dội.
Ví dụ điển hình là Bit Mining, một xưởng đào tiền số do người Trung Quốc sở hữu đặt tại Mỹ.
Tháng 5/2021, hãng này có trung tâm dữ liệu và xưởng đào tiền số lớn nhất thế giới đặt tại Trung Quốc nhưng chỉ 9 tháng sau đó, công ty đã dịch chuyển sang Ohio-Mỹ.
Nguyên nhân chính khiến Bit Mining chọn vùng quê hẻo lánh tại Mỹ là giá điện không quá đắt, các quy định mềm mỏng và không gian rộng rãi cho xưởng đào tiền số. Tuy nhiên điều này lại khiến người dân bản địa phản ứng.
Việc các máy đào quá ồn, đi kèm với tiêu thụ lượng lớn điện nước và gây ô nhiễm môi trường đang khiến người dân bản địa phản đối.
Chuyên gia Jeremy Fisher của Sierra Club nhận định các xưởng đào Bitcoin đang tốn quá nhiều điện. Ví dụ một cơ sở khai thác tiền số của Riot Platforms tại Texas tốn đến 450 MGW, tương đương lượng điện đủ cung ứng cho khoảng 300.000 ngôi nhà.
Xin được nhắc rằng điện năng tại Mỹ đang ngày càng trở nên nhạy cảm khi biến đổi khí hậu làm nhu cầu dùng điện tăng cao. Tình trạng mất điện trên toàn quốc đã tăng 64% kể từ đầu những năm 2000 và tình trạng mất điện liên quan đến thời tiết đã tăng 78%.
"Khi cả nước đang thiếu điện thì các xưởng khai thác tiền số đang làm tình hình tệ đi", chuyên gia Fisher nói.
Đồng quan điểm, hàng loạt cư dân bản địa ở Murphy, North Carolina, Massillon, Ohio...đang làm đơn kiến nghị thành lập liên minh phản đối hoạt động khai thác tiền số tại Mỹ.
"Các xưởng đào tiền số rất ồn. Con trai tôi mắc chứng tự kỷ và đang phải vật lộn với khủng hoảng từ tiếng ồn của những xưởng này", cô Gladys Anderson, một cư dân sống gần cơ sở khai thác tiền số ở Arkansas nói.
"Họ sử dụng quá nhiều nước và khiến giá điện tăng cao", cô Kelley Sayre đồng tình khi nói về cơ sở đào Bitcoin của Bit Mining tại Ohio.
Tờ New York Times (NYT) cho hay cơ sở đào tiền số của Bit Mining tại Ohio thải ra đến 705.000 tấn khí thải nhà kính, tương đương 2 nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt.
Biến tướng
Năm 2008, Satoshi Nakamoto đã tạo ra Bitcoin với quan điểm xây dựng một đồng tiền tự do, phi tập trung hóa.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động khai thác tiền số ngày càng tập trung nhiều vào số ít các công ty tư nhân.
Năm 2021, Cục nghiên cứu kinh tế thống kê quốc gia Mỹ (NBER) cho biết 10% số xưởng đào hiện đang kiểm soát 90% công suất khai tthacsBitcoin.
"Sự tập trung của các xưởng khai thác tiền số vào tay một nhóm người đã phá hỏng toàn bộ mục đích của mô hình Blockchain Bitcoin", chuyên gia kinh tế Saifedean Ammous viết trong cuốn sách "The Bitcoin Standard" của mình.
Tại Mỹ, rất nhiều chính trị gia đặt nghi vấn về chủ sở hữu của các xưởng khai thác tiền số đến từ Trung Quốc này, qua đó lo ngại những vấn đề về địa chính trị.
Tại Arkansas, người dân phản ứng dữ dội đến mức tiểu bang này đã đảo ngược quyết định cho phép khai thác tiền điện tử trước đó, đồng thời thông qua các quy định nhằm giảm tiếng ồn từ các xưởng đào Bitcoin gần khu dân cư.
Ngoài ra, quyền sở hữu của nước ngoài với các xưởng đào này cũng được xem xét lại.
Rõ ràng, cục nợ xưởng đào tiền số của Trung Quốc đang khiến người Mỹ phải đau đầu.
*Nguồn: BI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời