McDonald và KFC là “kỳ phùng địch thủ” nhưng tuyệt nhiên không thể sống xa nhau: Lý do nằm ở logic kinh doanh đỉnh cao!
Câu chuyện tưởng như nghịch lý nhưng thực chất lại là bài toán kinh doanh của những ông lớn trong ngành thức ăn nhanh.
- Vì sao các chuỗi KFC, McDonald, Starbucks... chạy đua lắp trạm sạc điện?
- Bầu Đức nuôi 'gà ăn chuối' còn đây là cách KFC phát triển đàn gà của mình
- Cụ ông mua bánh ở KFC không được khuyến mãi phản ánh sự chật vật của nhóm người 'yếu thế' trong thế giới công nghệ hiện đại
- Suất ăn nhanh McDonald cuối cùng của Iceland được trưng bày tủ kính như tác phẩm nghệ thuật, 10 năm rồi vẫn chưa bị phân hủy
- Thanh niên Úc tìm ra cách hack máy tự phục vụ của McDonald để ăn burger miễn phí
Tại nhiều con đường hay khu kinh doanh sầm uất, chúng ta thường xuyên nhìn thấy hai cửa hàng KFC và McDonald’s ngay gần nhau. Một thống kê cho thấy ở Trung Quốc, có tới 55% các cửa hàng của hai ông lớn đồ ăn nhanh này chỉ cách nhau khoảng 500 mét.
Cặp đôi “kỳ phùng địch thủ” này luôn được nhắc đến cùng một lúc, bất kể tình hình thị trường ra sao. Thêm vào đó cũng dễ bắt gặp một cửa hàng KFC nằm bên cạnh cửa hàng McDonald's. Có thể thấy, hiện tượng này không chỉ giới hạn trong ngành thức ăn nhanh mà còn với nhiều ngành khác nhau. Ví dụ như người ta thường thấy trên đường phố xuất hiện các cửa hàng hai đối thủ nhưng lại đứng gần nhau.
Vậy liệu rằng đây có phải là một sự trùng hợp hay logic kinh doanh thực sự đằng sau là gì?
Hiệu ứng vòng tròn kinh doanh
Có một câu chuyện kể rằng “Có hai anh em nhà bán đậu phụ và mỗi người bán một quán cách nhau không xa, nhưng đậu phụ của người em bán thì mềm và giòn, trong khi đậu phụ của người anh bán chắc và đầy đặn. Lúc đầu người ta muốn ăn đồ ăn tại cửa hàng người em, về sau thấy món đậu phụ mềm trở nên nhàm chán nên họ lựa chọn qua quán của người anh thử đồ ăn.
Sau đó, việc kinh doanh của cửa hàng người anh bắt đầu khởi sắc. Và đối với khách hàng bên quán người em cũng ngược lại. Dần dần khách hàng của hai cửa hàng đạt đến điểm cân bằng. Về sau thì khách hàng càng ngày càng thích đến khu này để mua đậu phụ.”
McDonald's và KFC cũng có thể coi là một mối quan hệ như câu chuyện trên. Đây là một sự cạnh tranh mà đôi bên cùng có lợi.
Hai cửa hàng mở cùng nhau chỉ đơn giản là để tập hợp những người tiêu dùng rải rác ban đầu, thu thập khách hàng và hình thành quy mô.
Khi có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng họ lại hỗ trợ lẫn nhau, mỗi bên sẽ được phân chia cơ sở khách hàng, tạo thành một vòng kinh doanh tập hợp mọi người. Điều này có thể tốt hơn sức mạnh độc quyền.
Giả sử rằng McDonald's, KFC và một số đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng một con phố. Như vậy, một khu "trung tâm thực phẩm" nhỏ sẽ được hình thành và sẽ có nhiều lựa chọn trong khu vực này.
Vì vậy, khi mọi người tìm kiếm một quán ăn bất kỳ, họ nghĩ ngay đến con phố này và lựa chọn những cửa hàng trên con phố đó. Theo lý thuyết vòng tròn kinh doanh, KFC và McDonald's cũng có sự cạnh tranh nhưng cũng cùng nhau phát triển.
Nói tóm lại, các đối thủ này hợp lại với nhau để cùng nhau xây dựng mục tiêu thu hút khách hàng.
Nguyên tắc cân bằng Nash
Vị trí đẹp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi nhà kinh doanh khi mở cửa hàng. Một khi ngắm được một địa điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa ” thì họ sẽ không ngần ngại chi mạnh tay để đầu tư.
McDonald's và KFC đi song hành cùng nhau vì những quan điểm tương tự trong việc lựa chọn địa điểm và phân chia khu vực kinh doanh.
John Nash - người sáng tạo ra nguyên tắc cân bằng Nash. Ảnh Npr
Vào ngày 12 tháng 11 năm 1987, nhà hàng đầu tiên của KFC được khai trương tại Bắc Kinh, Trung Quốc với quy mô chưa từng có.
Theo ghi nhận của phương tiện truyền thông vào thời điểm đó: Thời tiết rất lạnh, có tuyết rơi nhưng mọi người vẫn xếp hàng chật kín cửa gần một tiếng đồng hồ mới mua được một miếng gà tại đây. Hơn 30 năm sau, cửa hàng của KFC vẫn hoạt động bình thường và ngày càng phát triển.
Khi một người mở bản đồ để tìm kiếm vị trí của cửa hàng KFC thì đã tìm thấy cửa hàng McDonald's ở ngay bên cạnh.
Nhắc đến McDonald's, cửa hàng đầu tiên ở Trung Quốc được mở vào ngày 8 tháng 10 năm 1990, McDonald's mở cửa tại Phố đi bộ thương mại tại Thâm Quyến.
Phố đi bộ này cũng là khu thương mại sớm nhất, lâu đời nhất và lớn nhất ở Thâm Quyến. Khi nó mở cửa, vô số người Thâm Quyến đã đi cùng gia đình của họ xếp hàng dài từ tầng một đến tầng hai của nhà hàng.
Giống như KFC, McDonald's vẫn tồn tại và phát triển đến nay. Hơn nữa, người ta cũng dễ bắt gặp một KFC bên cạnh McDonald's.
Từ những điều trên có thể thấy rằng cả McDonald's và KFC đều rất giỏi trong việc lựa chọn địa điểm. Tại các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống lớn như KFC và McDonald's, sẽ có một đội ngũ không dưới 100 người và tập hợp các mô hình tính toán rất nghiêm ngặt, chịu trách nhiệm lựa chọn địa điểm trên toàn quốc.
Cốt lõi của công việc lựa chọn địa điểm có thể nói là kiểm tra khu kinh doanh. Các điểm kiểm tra bao gồm nhưng không giới hạn ở:
1. Số lượng cửa hàng thức ăn nhanh hiện có trong khu kinh doanh
2. Sự phân bố dân cư của khu kinh doanh
3. Khả năng chi tiêu của người dùng trong khu kinh doanh
Xét về tiêu chí lựa chọn khu kinh doanh, một mặt cần xem xét định vị thị trường của bản thân cửa hàng, mặt khác cần xem xét sự ổn định và phát triển của khu kinh doanh. Định vị thị trường của các nhà hàng là khác nhau, các nhóm khách hàng mà họ thu hút cũng khác nhau, và sự lựa chọn các khu vực kinh doanh cũng khác nhau.
Ví dụ, Lanzhou Ramen và KFC có định vị thị trường khác nhau và các nhóm khách hàng khác nhau nên vị trí của Lanzhou Ramen tất nhiên khác với KFC. KFC và McDonald's có định vị thị trường tương tự nhau, và cơ sở khách hàng của họ về cơ bản trùng nhau, vì vậy việc lựa chọn khu kinh doanh cũng giống nhau.
Đằng sau sự lựa chọn này, có một nguyên tắc kinh tế nổi tiếng - "cân bằng Nash", còn được gọi là cân bằng trò chơi bất hợp tác, được đề xuất bởi nhà kinh tế học John Nash, người sáng lập lý thuyết trò chơi - xã hội không phải là một tồn tại biệt lập, mọi người đều phải đối mặt với sự hợp tác và cạnh tranh . Do đó, hai chuỗi thức ăn nhanh đã chọn cùng một địa điểm để đạt được sự cân bằng kiểm soát lẫn nhau.
Tận dụng lợi thế của tiếp thị
KFC và McDonald's cùng nhau thiết lập các cửa hàng, thực chất là một kiểu "tiếp thị tiến bộ". Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về thương hiệu và tăng doanh số bán sản phẩm. “Tiếp thị Olympic” trong Thế vận hội Olympic là một đại diện tiêu biểu.
Phù thủy kinh doanh Uber Ross đã kết hợp chặt chẽ giữa Thế vận hội và kinh doanh một cách sáng tạo và biến Thế vận hội Los Angeles 1984 trở thành “Thế vận hội đầu tiên có lãi”. Nền kinh tế Thế vận hội ngày càng trở thành tâm điểm của giới kinh doanh.
Kinh tế học đã chỉ ra rằng sự đồng nhất của sản phẩm sẽ dẫn đến cuộc chiến giá khốc liệt và các thương hiệu cần phải lựa chọn sự cân bằng sự khác biệt giữa các sản phẩm. KFC và McDonald's đang tìm kiếm sự cân bằng bổ sung này trong cuộc cạnh tranh không ngừng.
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI