Microsoft hồi sinh mạnh mẽ không chỉ nhờ Satya Nadella, còn có một người hùng thầm lặng nữa
Nhiều ý kiến thường chỉ trích cựu CEO Steve Ballmer vì sự tụt hậu của Microsoft những năm trước đây nhưng ít ai biết được sự hồi sinh thần kỳ của công ty hiện nay có một phần công lao rất lớn của ông.
Khi Steve Ballmer rời khỏi vị trí Giám đốc điều hành Microsoft cách đây hai năm, nhiều người cho rằng ông sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong chặng đường phía trước. Steve Ballmer không nản lòng, ông nhanh chóng mở ra cho mình một cánh cửa khác, bắt đầu sự nghiệp của một ông chủ khi sở hữu một đội bóng thi đấu ở giải NBA (Mỹ). Nhưng Steve Ballmer vẫn dành nhiều sự quan tâm cho Microsoft, nơi ông là cổ đông lớn nhất với 4% cổ phiếu. Steve Ballmer đã chỉ trích một số lựa chọn gần đây của Microsoft nhưng tỏ ra khá lạc quan về tương lai của Windows 10.
Với nhiệm kỳ kéo dài 14 năm tại Microsoft, những đóng góp của Steve Ballmer vẫn có nhiều giá trị đối với sự phát triển của công ty trong giai đoạn hiện nay.
Người ta thật dễ dàng để đưa ra nhận định: nếu giai đoạn của Nadella (CEO đương nhiệm của Microsoft) là tuyệt vời thì Steve Ballmer có phải đã mắc những sai sót trong thời điểm nắm quyền dẫn đến những khó khăn mà công ty từng gặp phải?
Các chuyên gia phân tích cho rằng mọi thứ không đơn giản như vậy. Steve Ballmer cũng đã từng tuyên bố rằng "điều đó không quan trọng" nếu ông nhận được lợi nhuận cho sự thành công của công ty. Hai năm qua, dưới thời Nadella, triển vọng phát triển của Microsoft đã được cải thiện và cũng là lúc chúng ta có thể nhìn nhận lại một cách khách quan hơn vai trò của Steve Ballmer trong quá trình này.
Những sai lầm
Steve Ballmer cũng có những sai lầm không tránh khỏi trong thời gian tại vị mà đáng tiếc nhất có lẽ là việc đưa ra phản ứng chậm chạp trước sự kiện Apple trình làng iPhone vào tháng 1 năm 2007, mở đầu cho một nền tảng điện toán khổng lồ tiếp theo: điện thoại thông minh. Phải mất 4 năm sau Microsoft mới cho ra đời Windows Phone 7. Sự chậm chạp này được đánh giá do tính kiêu ngạo của Microsoft mà cụ thể là người đứng đầu công ty cộng với sự thiếu nhanh nhạy và tầm nhìn bao quát cho tương lai.
Chúng ta hãy nhìn sang Google, công ty này đã mua lại Android trong năm 2005. Và khi họ nhìn thấy iPhone đời đầu, ngay lập tức nhóm phát triển Android cũng đã tung ra phiên bản hệ điều hành của riêng Google, mặc dù nhìn tổng thể thì những phiên bản này còn kém hơn cả Windows Phone ngày nay. Google đã tích cực cấp phép cho các nhà sản xuất sử dụng miễn phí Android khiến cho nó được phân phối rộng rãi và được cải thiện dần đến sự tinh tế của ngày nay.
Hơn nữa, Steve Ballmer cũng tỏ ra quá kép kín và khắt khe trong môi trường làm việc nội bộ, đặc biệt là nhóm Windows và Office. Những ý tưởng đổi mới bị kiềm chế và khi các tài năng nản lòng, họ sẽ ra đi. J Allard rời Microsoft khi dự án máy tính bảng triển vọng Courier bị "giết chết", bên cạnh đó Skype đã bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời để trở thành "ông trùm" của ứng dụng tin nhắn khi không nhận thấy được sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực này.
Và chúng ta cũng không quên Windows 8, một hệ điều hành thiết kế không có định hướng rõ ràng cho các thiết bị, đối tượng người dùng hay Windows Vista tiêu thụ quá nhiều tài nguyên của hệ thống… Tiếp đó công ty bỏ ra 6,3 tỷ USD để mua lại aQuantive và đây rõ ràng là một thương vụ thất bại. Tương tự, giới phân tích cho rằng bỏ ra 7,6 tỷ USD để thâu tóm Nokia là không cần thiết cho mục tiêu trở thành một thế lực trong mảng kinh doanh do động.
Khả năng kinh doanh
Dưới sự quản lý của Ballmer, doanh thu Microsof đã tăng từ 21 tỷ USD năm 2001 lên 87 tỷ USD năm 2014, tăng hơn 3 lần trong 13 năm. Và công ty đã tăng lợi nhuận hoạt động hàng năm từ 11,7 tỷ USD lên 27,7 tỷ USD. Trong năm tài chính cuối cùng dưới thời của Ballmer, lợi nhuận ròng của công ty đạt 32% trên tổng doanh thu.
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận ròng của Microsoft vào thời điểm đó là khá hiếm hoi trên thị trường. Mãi đến thời điểm hiện tại, Apple và Google mới vượt qua được thành tích của Microsoft cách đây 2 năm.
Tầm nhìn chiến lược
Microosft đã và vẫn đang là công ty được quản lý tốt thế giới. Một lý do là họ liên tục đầu tư và có quan điểm chiến lược lâu dài. Bill Gates đã làm điều này và Steve Ballmer tiếp tục nó bằng cách duy trì một niềm tin không thể lay chuyển trong chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty.
Chính vì vậy, sự hồi sinh của Microsoft phần lớn là nhờ Steve Ballmer đã kiên trì đặt cược vào những chiến lược dài hạn cho công ty, người đã lựa chọn và giữ lại những điều sau đây: Surface, Xbox, Cortana, Bing, Band, Office 365 và xây dựng các cửa hàng bán lẻ của Microsoft. Không đề cập đến Windows 10 và Continuum, việc Steven Sinofsky thừa nhận sự thất bại của Windows 8 và phong cách quản lý của mình là một bước đi cần thiết. Về phần mình, Nadella và các cộng sự của ông cũng xứng đáng được ghi nhận vào quá trình hồi sinh của Microsoft khi kiên trì với chiếc lược kinh doanh điện toán đám mây Azure.
Đối với những người còn hoài nghi về sự đóng góp của Steve Ballmer, hãy xét đến những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của một công ty như kế hoạch, tiền bạc, sư kiên nhẫn… Gần như tất cả các vấn đền này đã được đề ra và thực hiện dưới thời của Ballmer trước khi Giám đốc điều hành mới lên nắm quyền, mặc dù HoloLens có thể được xem là một di sản của riêng Nadella.
Một minh chứng cho sự linh hoạt của Nadella là việc phát hành phiên bản Office cảm ứng cho iPad và iPhone. Nhưng dự án này cũng đã được nhóm Office khởi xướng từ những năm trước (dưới thời Ballmer). Ballmer có thể giết chết một số dự án tiềm năng của Microsoft nhưng ông vẫ kiên trì giữ chúng với hi vọng sẽ phát hành các sản phẩm một ngày nào đó, và thực tế chứng minh là ông đã đúng.
Thiết bị và dịch vụ
Bản chất của Microsoft trước giờ là một công ty thiên về phần mềm nhưng thời gian gần đây họ liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm như bàn phím, chuột hay Surface, những sản phẩm này đã đem về cho công ty hàng tỷ USD doanh thu, một con số đáng kể cho kết quả kinh doanh tổng thể của công ty. Chúng ta đã quen với sự thay đổi này bởi vì nó đã xảy ra nhiều năm trước đây. Nhưng nó đã gây sốc và ngạc nhiên cho nhiều người vào thời điểm đó, ví dụ như việc giới thiệu Surface Book năm ngoái.
Ngày nay, Satya Nadella là gương mặt mới của Microsoft. Ông đã thành công trong việc thay đổi thương hiệu của Microsoft để nó trở nên trẻ trung, sáng tạo và có nhiều đối tác hơn. Tuy nhiên, Ballmer mới chính là người đặt nền móng cho những thay đổi của Microsoft trong hai năm qua khi ông đã từng có ý tưởng về những "thiết bị và dịch vụ" vượt lên trên cả Apple lúc còn tại vị.
Trong khi đó, Nadella là một người kế thừa vĩ đại khi ông đã tái định vị được công ty với phương châm "điện thoại di động đầu tiên, điện toán đám mây đầu tiên". Microsoft vẫn trông giống với công ty mà Ballmer đã bỏ lại phía sau với sự bùng nổ và trở thành tiên phong trong mảng phần cứng. Hãy nhìn cách Dell, HP, Lenovo và thậm chí Asus đồng ý làm điều không tưởng là hỗ trợ Microsoft bán Surface cho doanh nghiệp hay cái cách mà iPad Pro đã lấy ý tưởng từ Surface cũng đủ thấy Microsoft bây giờ đã xác định được cho mình vị trí dẫn đầu, ít nhất là trong khâu thiết kế.
Nadella xứng đáng được thừa nhận với những gì đã đóng góp cho Microsoft. Ông là người đã đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, phát hành Office cho iOS và Android và mua lại các ứng dụng di động Acompli (bây giờ là Outlook), Wunderlist, Sunrise calendar và Echo Notification. Ông cũng rất táo bạo và mạnh dạn đặt cược cho các dự án mang tính tương lai mà HoloLens là ví dụ tiêu biểu nhất. Nadella cũng được đánh giá cao với các thương vụ mua lại SwiftKey, tìm nguồn cung ứng cho một số máy học của công ty. CEO mới của Microsoft được đánh giá khá cởi mở, khiêm tốn và đây có lẽ là điều mà công ty thiếu trong kỷ nguyên của Ballmer.
Giám đốc điều hành hiện tại cũng mở ra các cơ hội hợp tác thay vì duy trì tư thế đối đầu khi độc quyền Windows và Office. Nadella đã hợp tác với Dropbox, Box, Salesforce, Apple và nhiều công ty khác.
Tuy nhiên, giống như Ballmer, Nadella cũng có những sai lầm và một trong số đó đã dẫn đến sự suy yếu của Windows Phone và điện thoại. Ví dụ, sự vắng mặt của Office Delve, Sunrise Calendar và Office Sway đã làm xói mòn uy tín của các nhà phát triển .
Nhưng nhìn chung Nadella đã giúp Microsoft thuyết phục cả thế giới rằng họ đang làm một công việc tuyệt vời là trao quyền cho người dùng trên bất kỳ nền tảng nào mà họ sử dụng.
Sự thay đổi lớn nhất cho Microsoft mà Nadella chịu trách nhiệm đó là: một Microsoft mới với sự cam kết trong việc kinh doanh điện toán đám mây và các dịch vụ phổ biến của công ty trên các nền tảng di động (đặc biệt là Windows 10). Song song đó, ông cũng tái khẳng định Office và Azure là nền tảng không thể thiếu trên mọi thiết bị trong hệ sinh thái của công ty.
Công bằng mà nói thì 2 vị CEO gần nhất của Microsoft đều có những ưu điểm riêng của mình. Nadella đã tiếp nối những chiến lược của Ballmer và làm cho chúng mở rộng và lan xa thêm. Ông cũng thành công khi khiến Microsoft trở nên thân thiện hơn từ đó khiến cho các sản phẩm của công ty được báo giới và người dùng dễ chấp nhận hơn.
Tham khảo: Neowin
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI