Trong cuộc chiến điện toán đám mây, hai đối thủ của Google là Microsoft và Amazon đã liên minh.
Microsoft và Amazon vừa hợp sức hỗ trợ phổ biến trí tuệ nhân tạo (AI) trong các ứng dụng. Hai công ty vừa ra mắt công cụ mới cho lập trình viên, Gluon, như một dự án nguồn mở, đồng nghĩa với việc ai cũng có thể dùng nó, làm việc trên nó hoặc đóng góp cho nó miễn phí. Nguyên nhân sâu xa hơn của động thái này lại khá thú vị.
Máy học và AI là các công nghệ lớn tiếp theo trong điện toán đám mây, có khả năng thay đổi đáng kể mảng đám mây mà Amazon và Microsoft đang thống trị từ lâu. Khi nói đến AI và máy học, Google dường như lại có lợi thế hơn. Họ đặt cược chiến lược điện toán đám mây vào AI. Họ tin AI sẽ trở nên quan trọng với đám mây và bằng năng lực AI của mình, Google có thể qua mặt Amazon, Microsoft để giành chiến thắng trong cuộc chiến sắp tới.
Google có khởi đầu suôn sẻ với công cụ TensorFlow, cũng là phần mềm nguồn mở, miễn phí, có mục đích giúp lập trình viên phát triển ứng dụng máy học. TensorFlow đã trở nên vô cùng phổ biến với giới lập trình. Nó là dự án được ưa chuộng thứ 5 trên GitHub, dịch vụ cung cấp kho lưu trữ mã nguồn Git trên nền web. Dù một nhà phát triển không cần đám mây cauarGooogle để dùng TensorFlow, họ vẫn hướng đến Google nếu TensorFlow thực sự quan trọng.
Một cách tự nhiên, Amazon cũng có công cụ cạnh tranh với TensorFlow là MXNet, còn Microsoft có CNTK. Vai trò của Gluon là bổ sung một lớp khiến MXNet và CNTK dễ dùng, làm việc và lập trình hơn. Chỉ có phiên bản cho MXNet được ra mắt mới đây nhưng phiên bản CNTX của Gluon cũng được cam kết phát hành sớm. Khi nói đến Gluon, chúng ta đang nhắc đến một câu khá kinh điển, đó là “kẻ thù của kẻ thù là bạn”.
Trong trường hợp này, Microsoft và Amazon đang muốn bắt tay để chống lại Google, giành lại sức ảnh hưởng trong AI. Trước đó, hai công ty cũng hợp tác trong một công nghệ AI khác. Hồi tháng 8, cả hai thông báo kết hợp để làm cho trợ lý giọng nói Cortana và Alexa làm việc cùng nhau tốt hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android