MIT công bố danh sách 10 nhà sáng chế tài năng dưới 35 tuổi, vinh danh tới 2 người Việt Nam
Giải thưởng này là sự ghi nhận các nghiên cứu của anh về công nghệ sinh học và vật liệu, không chỉ giúp các biện pháp phẫu thuật trở nên an toàn hơn mà còn đem lại các chức năng thông mình cho việc theo dõi sức khỏe người.
Ngày 21 tháng 11 vừa qua, tạp chí MIT Technology Review đã thông báo danh sách 10 Nhà Sáng tạo trẻ dưới 35 tuổi (Innovators Under 35) của năm 2019 theo từng khu vực. Hồ sơ của gần 200 ứng viên là các nhà nghiên cứu, các nhà sáng tạo và các doanh nhân tài năng từ nhiều quốc gia và khu vực, bao gồm Úc, New Zealand, Hong Kong, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam đã được gửi đến.
Theo ông Steve Leonard, CEO của SGInnovate, cho biết. "Innovators Under 35 là một trong những giải thưởng quan trọng nhất về công nghệ của châu Á. Giải thưởng này vinh danh những nhà khoa học trẻ với tài năng xuất chúng, có thể có tác động đến toàn cầu."
Trong số 10 người đoạt giải thưởng IU35 của năm 2019, có hai đại diện đến từ Đông Nam Á và cả hai người này đều là các đại diện đến từ Việt Nam. Trong khi đại diện đầu tiên đến từ lĩnh vực fintech với Lưu Thế Lợi, nhà sáng lập Kyber Network, startup về tiền mã hóa đã lập nên kỳ tích khi huy động được 52 triệu USD, đại diện thứ hai của Việt Nam, anh Nguyễn Đức Thành, lại đến từ một ngành khoa học cơ bản: công nghệ sinh học.
Hiện đang là Assistant Professor (phó giáo sư) tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Kỹ thuật Sinh học tại Đại học Connecticut (Uconn, Mỹ), nghiên cứu của anh liên quan đến nhiều ngành khoa học, bao gồm cả y sinh học, vật liệu và công nghệ nano/micro.
Với sự hỗ trợ từ tiến sĩ Robert Langer tại MIT, anh hoàn thành nghiên cứu liên quan đến việc phát triển một nền tảng công nghệ cho phép tạo ra các vi cấu trúc ba chiều của các vật liệu sinh học, ví dụ các polymer có thể phân hủy trong môi trường vi khuẩn, và được cơ quan FDA Mỹ cho phép ứng dụng trong việc vận chuyển thuốc và phẫu thuật cấy ghép y học.
Việc vận chuyển thuốc đến đúng khu vực cần điều trị trong cơ thể và các phẫu thuật cấy ghép y học đều là các phương pháp điều trị đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc đưa các vật liệu ngoại lai vào cơ thể thường đi kèm với các phẫu thuật chống xâm lấn – một biện pháp có thể gây ra hư hỏng cho các mô giao tiếp trực tiếp.
Do vậy, các loại vật liệu có khả năng phân hủy sinh học sẽ giúp những biện pháp điều trị trên trở nên an toàn hơn, tránh gây ra các rủi ro không cần thiết. Trong khi đó, việc tạo ra các vi cấu trúc 3 chiều của những loại vật liệu với các đặc tính quan trọng này sẽ góp phần làm cho việc chế tạo nó trở nên dễ dàng hơn và chính xác hơn.
Dựa trên nghiên cứu của mình, gần đây anh đã hợp tác với nhóm nghiên cứu của trường Connecticut nhằm phát triển một loại polymer điện áp (biodegradable piezoelectric polymer) mới có khả năng phân hủy sinh học. Loại polymer này có thể ứng dụng để chuyển loại chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu thành các hình dạng có chức năng "thông minh", để sử dụng trong việc theo dõi áp suất sinh lý và kích thích tăng trưởng mô trong cơ thể.
Với những đóng góp của mình, anh đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá bao gồm giải thưởng NIH Trailblazer Award dành cho các các nhà nghiên cứu trẻ tài năng và giải thưởng SME Outstanding Young Manufacturing Engineer Award.
Tham khảo innovatorsunder35
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"