Chỉ có 10% điện thoại Android được mã hóa so với con số 95% của iPhone, tại sao lại như vậy?

    Nguyễn Hải,  

    Có thể đây cũng là lý do mà ta chưa thấy có vụ ầm ĩ nào về việc chính phủ buộc hãng điện thoại nào đó phải mở khóa thiết bị của mình để xem thông tin trong đó.

    Vào thứ Hai vừa qua, các chuyên gia về mã hóa trên smartphone cho tờ The Wall Street Journal biết một con số thống kê đáng kinh ngạc. Ước tính chỉ “khoảng 10% trong tổng số 1,4 tỷ điện thoại Android được mã hóa”, so với 95% so với toàn bộ iPhone.

    Đối với iPhone, ước tính này dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi biểu đồ phân phối hệ điều hành iOS. Đây không phải là nguồn quá hoàn hảo do số liệu của nó bao gồm cả iPad và iPod. Trong bất cứ trường hợp nào, phần lớn các iDevice đang chạy iOS 8 hoặc iOS 9 và vì vậy mọi dữ liệu trên thiết bị đều đã được mã hóa theo cách làm nó không thể trực tiếp truy cập mà không có mật khẩu bởi Apple hay bên nào khác.

    Nguyên nhân từ phía Google

    Con số thống kê về điện thoại Android dường như dựa trên nhiều nguồn khác nhau, vì các dữ liệu này không thể trích ra từ biểu đồ phân phối hệ điều hành Android như thường lệ. Nhưng một phần nguyên nhân của tỷ lệ thiết bị Android được mã hóa thấp, là do Google thường có truyền thống gây khó khăn cho các đối tác phần cứng của mình về việc mã hóa điện thoại của họ. Thậm chí họ đã phải rút lại lời hứa rằng mã hóa cho Android 5.0 sẽ là tính năng mặc định do lo ngại về hiệu năng.

     Tỷ lệ thiết bị được bật mặc định tính năng mã hóa trên iOS và Android.

    Tỷ lệ thiết bị được bật mặc định tính năng mã hóa trên iOS và Android.

    Cuối cùng, công ty đã làm tính năng mã hóa lưu trữ thành bắt buộc cho các điện thoại chạy Android 6.0 đáp ứng được yêu cầu về cấu hình (các thiết bị Nexus mặc định được mã hóa từ dòng Nexus 6 và 9 xuất hiện vào năm 2014). Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 2,3% các điện thoại Android chạy phiên bản Marshmallow. Thậm chí tệ hơn, chỉ những chiếc điện thoại mới được xuất xưởng với Android 6.0 thì mới được mã hóa, còn với những điện thoại được cập nhật lên, tính năng này chỉ là sự tùy chọn.

    Phần lớn mọi người thường gắn chặt mình vào thiết lập mặc định trên thiết bị của họ, vì vậy các thiết lập mặc định của hãng là rất quan trọng. Do đó dù hầu hết điện thoại Android hỗ trợ mã hóa nhưng chỉ một số ít người dùng thực sự sử dụng nó. Giả sử người dùng không đồng loạt thực hiện mã hóa điện thoại của họ, hay Google không thay đổi chính sách của mình, có nghĩa là sẽ phải mất hai đến ba năm nữa, một số lượng lớn các thiết bị Android mới được mã hóa.

    Nguyên nhân từ các nhà sản xuất

    Một nguyên nhân khác làm cho tỷ lệ thiết bị Android được mã hóa thấp là do cấu hình thiết bị. Nếu bạn hay ai đó có một chiếc điện thoại Android, cũ kỹ không được mã hóa, có nên mã hóa cho nó? Tất nhiên, nếu tính riêng tư và bảo mật là tất cả những gì bạn quan tâm, bạn nên mã hóa nó ngay. Nhưng với các thiết bị cũ hoặc cấu hình thấp của người dùng bình thường, việc mã hóa có thể gây ra tác động về hiệu suất, làm những thiết bị này khó chịu khi sử dụng. Đó là do toàn bộ dữ liệu đọc và ghi trên bộ nhớ lưu trữ của các thiết bị này sẽ cần được mã hóa và giải mã, một việc làm cho các bộ xử lý ARM cũ không đáp ứng tốt.

    Nếu chiếc điện thoại của bạn mới hơn với bộ xử lý ARM 64-bit như trong những năm gần đây, việc mã hóa sẽ dễ dàng hơn ngay cả khi điện thoại của bạn không chạy Android 64-bit. Đó là do những bộ xử lý này sử dụng cấu trúc ARMv8, đã được cải thiện đáng kể về hiệu suất khi mã hóa và giải mã khi mã hóa bộ nhớ. Trong đánh giá bộ nhớ của trang Arstechnica vào năm 2015, Moto E đã chứng minh quan điểm trên. Trong khi, Moto E hỗ trợ cấu trúc ARMv8 còn Moto G thì không, do vậy thiết bị này ít giảm hiệu suất khi mã hóa hơn.

     Điểm hiệu suất của Moto E 2015 và Moto G 2014 khi mã hóa và không mã hóa.

    Điểm hiệu suất của Moto E 2015 và Moto G 2014 khi mã hóa và không mã hóa.

    Còn nếu bạn băn khoăn không biết điện thoại của mình có dùng chip ARMv8 hay không, bạn có thể tải và cài đặt một trong các ứng dụng về thông tin hệ thống như CPU-Z hay AIDA64. Cả hai đều có thể cho bạn biết tên và số hiệu cũng như kiến trúc CPU cho bộ xử lý bạn đang sử dụng. Các SoC ARMv8 phổ biến của Qualcomm là Snapdragon 410, 610, 808/810 và các phiên bản mới hơn của các SoC này. Các dòng Samsung Exynos 7 và 8 cũng đều là ARMv8. Nếu bạn nhìn thấy chữ “Cortex A72” hay “A57” “A53”, bạn có thể yên tâm bởi tất cả đều là CPU kiến trúc ARMv8 được các nhà sản xuất sử dụng cho thiết kế của riêng họ.

     AIDA64 còn cho biết bộ xử lý của bạn có hỗ trợ mã hóa AES và SHA1 SHA2 hay không.

    AIDA64 còn cho biết bộ xử lý của bạn có hỗ trợ mã hóa AES và SHA1 SHA2 hay không.

    AIDA64 thậm chí còn cung cấp thông tin chi tiết hơn. Ứng dụng này còn cho biết thiết bị có hỗ trợ các chuẩn mã hóa như AES, SHA1 và SHA2 hay không. AES là chuẩn mã hóa còn SHA1 SHA2 là các thuật toán băm, nếu được đánh dấu “supported” (có hỗ trợ) có nghĩa là điện thoại hay tablet của bạn có thể được mã hóa mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.

    Tham khảo Arstechnica

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ