Đánh giá chi tiết Xperia Z2: Dĩ bất biến, ứng vạn biến

    Minh Lết,  

    (GenK.vn) - Vẫn trung thành với những công thức truyền thống tạo nên Z Series, liệu Z2 có thể đưa Sony thoát khỏi vũng lầy tài chính mà hãng đang sa vào trong t

    Ưu:

    - Màn hình là bước tiến lớn của Z Series
    - Camera khá hoàn thiện và đặc biệt tốt ở điều kiện thiếu sáng
    - Thiết kế bắt mắt, cao cấp. Chất lượng gia công tốt.

    Nhược:

    - Giá đắt.
    - Cảm giác cầm nắm chưa thoải mái
    - Yếu tố phần mềm còn tương đối tụt hậu.


    Các cụ có câu: "1 lần bị rắn cắn, 10 năm sợ dây thừng". Có những thứ có công năng đặc dị là chỉ cần 1 lần nếm thử có thể khiến chúng ta cả đời cảm thấy chùn tay mỗi khi nhớ lại dù cho bao nhiêu bạn bè xúi giục biện hộ rằng "món ấy nay đã khác rồi". Cá nhân tôi tự đánh giá mình là 1 người tương đối cởi mở, vì thế với tôi, danh sách những đồ vật như vậy không nhiều. Gói gọn lại có thể kể tới 3 món: bình táo mèo gia truyền của thằng bạn chí cốt, cái xe đạp fixie không phanh của 1 thằng khác và chiếc Sony Xperia Z đời đầu.

    Lần cầm smartphone đầu tiên của Z series là chiếc Xperia Z trên tay, cảm giác vướng víu, màn hình chất lượng xoàng và camera không đạt kì vọng đã là những cái "gai" khiến ấn tượng của tôi về dòng Z của Sony (cả tablet và smartphone) luôn là những thiết bị đẹp kiêu sa, bóng bẩy và cao cấp mà tôi... không muốn sử dụng.

    Đóng vai trò là thiết bị nối tiếp Z Series, liệu Z2 gánh vác nổi trọng trách đem Sony ra khỏi vũng lầy tài chính mà hãng đang gặp phải?

    Đóng vai trò là thiết bị nối tiếp Z Series, liệu Z2 có gánh vác nổi trọng trách đem Sony ra khỏi vũng lầy tài chính mà hãng đang gặp phải?

    Đó là chuyện đã qua, 2 năm sau chiếc Xperia Z đời đầu, tôi quyết định một lần nữa trải lòng mình ra với hậu duệ mới nhất của dòng Z: chiếc Xperia Z2. Liệu Z2 có thực hiện được sứ mệnh bù đắp lại những gì mà Xperia Z còn thiếu và chung 1 tay đưa Sony thoát cơn khốn khó?

    Thiết kế: Bình cũ rượu... cũ

    Có nhiều điều người dùng có thể phàn nàn về dòng Z của Sony, nhưng thiết kế chắc chắn không phải là một trong số đó. Ngay từ thế hệ đầu tiên sử dụng ngôn ngữ thiết kế OmniBalane, các thiết bị thuộc dòng Z của Sony đã luôn mang dáng dấp rất rắn rỏi, hiện đại. Ra đời chỉ 6 tháng sau chiếc Xperia Z1, không khó hiểu khi Z2 giữ nguyên hầu như toàn bộ thiết kế của người tiền nhiệm. Những thay đổi hầu như rất khó nhận ra ngay cả khi đặt 2 thiết bị cạnh nhau ngoại trừ việc Xperia Z2 hơi dài hơn Z1 và phần viền màn hình của Z2 hơi mỏng hơn 1 chút do kích thước màn hình tăng nhẹ từ 5.0 lên 5.2 inch.

    Viền màn hình mảnh hơn đem lại cho Z2 dáng dấp hiện đại hơn so với Z1.

    Viền màn hình mảnh hơn đem lại cho Z2 dáng dấp hiện đại hơn so với Z1.

    Công bằng mà nói, dù chỉ sử dụng lại thiết kế của người tiền nhiệm, Xperia Z2 vẫn đủ sức khiến nhiều người phải ngoái đầu nhìn mỗi khi bạn rút máy từ trong túi ra. Sự kết hợp giữa kính, nhôm và nhựa chất lượng cao đem đến cho Z2 ấn tượng về sự cao cấp, bóng bẩy và độ tỉ mỉ trong khâu gia công: Phần viền máy nguyên khối được gia công tốt tạo cảm giác chắc chắn khi cầm trên tay, các chi tiết nhôm trên viền máy cũng được tiện và đánh bóng rất kĩ càng , sắc sảo.

    Chất lượng gia công là 1 điểm sáng trong thiết kế của Z2. Sự tỉ mỉ của Sony trong khâu gia công thể hiện ở phần viền nhôm được phay tiện và đánh bóng rất kỹ càng. Cầm Z2 trên tay 2 chữ đầu tiên nảy ra trong đầu người viết là cao cấp.

    Chất lượng gia công là 1 điểm sáng trong thiết kế của Z2. Sự tỉ mỉ của Sony trong khâu gia công thể hiện ở phần viền nhôm được phay tiện và đánh bóng rất kỹ càng. Cầm Z2 trên tay 2 chữ đầu tiên nảy ra trong đầu người viết là "cao cấp".

    Nhìn chung khi cầm 2 sản phẩm đồng cấp ra mắt cùng thời điểm là Samsung Galaxy S5 và Xperia Z2 có thể thấy rõ ràng ưu thế về chất lượng gia công cũng như thiết kế vượt trội từ flagship của Sony.

    Một điểm nữa mà Xperia Z2 đã làm rất tốt nếu so sánh với các sản phẩm có sử dụng kim loại trong thiết kế là việc Sony chọn chất liệu nhôm tương đối “đanh” và ít móp méo. Nếu như HTC One hay iPhone 5/5s thường dễ sứt sẹo khi để rơi thì Xperia Z2 lại tỏ ra “lì” hơn khi xảy ra va chạm. Tất nhiên những cú rơi quá mạnh vẫn sẽ để lại vết tích nhưng rõ ràng là chất liệu nhôm cũng như lớp sơn mạ trên Xperia Z2 ít xước xát hơn iPhone 5/5s rất nhiều.

    Viền phải của máy được bố trí cổng kết nối cùng phím cứng khá dày đặc.

    Viền phải của máy được bố trí cổng kết nối cùng phím cứng khá dày đặc.

    Xperia Z2 có khả năng chống nước tốt, đạt chuẩn iP58 với việc Xperia Z2 có khả năng chống nước ở độ sâu tới 1,5m trong thời gian dài hơn 30 phút (Cám ơn độc giả NHoàng đã nhặt sạn giúp). Cải tiến này đến từ việc sử dụng kết cấu khung máy là nhựa nguyên khối khảm nạm viền nhôm kín khít hơn thay vì mối ghép viền nhôm-nhựa ở Xperia Z1. Qua thử nghiệm thực tế Xperia Z2 có thể thoải mái xuống bể bơi mà không gặp hỏng hóc gì đáng kể trừ việc loa ngoài bị rè 1 lát do ướt nước (khi màng loa khô là mọi chuyện lại đâu vào đấy).

    Đánh giá chi tiết Xperia Z2: Dĩ bất biến, ứng vạn biến
    Sắc sảo và khoẻ khoắn là âm hưởng chủ đạo trong thiết kế của Z2.

    Dù có nhiều điều đáng khen về thiết kế, gia công nhưng trên Xperia Z2 vẫn tồn tại nhiều hạt sạn tương đối khó chịu. Đầu tiên là việc Xperia Z2 vẫn thừa hưởng cảm giác cầm nắm tương đối vướng víu của Xperia Z1. Dù đã có nhiều cải thiện so với thế hệ Xperia Z đời đầu nhưng sự kết hợp của mặt lưng phẳng, rộng cùng gờ nhựa nhô lên ở phần viền máy vẫn khiến cảm giác khi cầm Z2 trên tay không được thoải mái. Bên cạnh đó mặt lưng kính phẳng và viền nhôm được mài nhẵn khiến Xperia Z2 có rất ít ma sát trên tay người dùng tạo ấn tượng... căng thẳng vì cảm tưởng máy chỉ chực tuột khỏi tay. Sau thời gian thử nghiệm tương đối dài tôi cũng phần nào thoải mái hơn khi sử dụng Xperia Z2 nhưng những hạt sạn khó chịu như cảm giác cấn gợn khi cầm trên tay thì vẫn không hoàn toàn biến mất và đây là 1 điểm trừ thực sự lớn về mặt thiết kế.

    Mặt lưng quá rộng, phẳng và viền lưng có gờ khiến cảm giác cầm Z2 trên tay bị cấn khá khó chịu. Cảm giác cầm nắm không thoải mái là một yếu điểm mang tính di truyền của Z Series.

    Mặt lưng quá rộng, phẳng và viền lưng có gờ khiến cảm giác cầm Z2 trên tay bị cấn khá khó chịu. Cảm giác cầm nắm không thoải mái là một yếu điểm mang tính di truyền của Z Series.

    Bên cạnh đó phần cổng USB cũng như khe cắm thẻ nhớ có nắp đậy chống nước cũng phần nào gây khó khăn cho người mới sử dụng nhất là khi muốn cắm sạc trong đêm tối. Điều cuối cùng tôi cảm thấy cần chê ở thiết kế của Z2 là việc bố trí nút nguồn và phím tăng giảm âm lượng quá nhỏ cùng với 3 phím điều hướng (Home, back, multitask) cảm ứng trên màn hình.

    Nút nguồn nhỏ, khó thao tác cùng phím bấm âm lượng quá ngắn, nông cũng là những điểm trừ về mặt thiết kế của Z2.

    Nút nguồn nhỏ, khó thao tác cùng phím bấm âm lượng quá ngắn, nông cũng là những điểm trừ về mặt thiết kế của Z2.

    Nút nguồn của Xperia Z2 có kích thước nhỏ, phím kém nảy gây cảm giác bấm khó chịu trong khi nút tăng giảm âm lượng quá ngắn và nông cũng như bố trí quá gần phím nguồn cũng gây khó khăn cho việc thao tác. 3 phím điều hướng bố trí trên màn hình cũng đôi khi gây khó chịu vì dễ bấm nhầm và chiếm mất 1 diện tích hiển thị đáng kể (dù các phím này sẽ ẩn đi khi xem phim sau vài giây không thao tác đến nhưng chỉ vài giây ngắn ngủi cũng có thể gây ra sự khó chịu cho người dùng). Phím camera đặt bên hông máy theo truyền thống của Sony cũng là 1 bổ sung đáng khen, tôi nhận ra mình sử dụng phím camera để mở nhanh trình chụp ảnh, quay phim khá thường xuyên và thấy nó rất tiện.

    Cá nhân tôi vẫn thích các phím chức năng dạng phím cứng và bố trí ngoài màn hình hơn là phím cảm ứng chiếm mất không gian hiển thị.

    Cá nhân tôi vẫn thích các phím chức năng dạng phím cứng và bố trí ngoài màn hình hơn là phím cảm ứng chiếm mất không gian hiển thị.

    Được trang bị loa kép hướng ra phía mặt trước máy giống như BoomSound của HTC One nhưng âm lượng loa ngoài của Xperia Z khá nhỏ và hiệu ứng stereo cũng không rõ ràng gây thất vọng cho tôi. Ngôi vương về loa ngoài trên di động của HTC One dường như vẫn còn rất vững chãi.

    Nói tóm lại dù không có nhiều cải tiến về mặt thiết kế so với Z1 nhưng Z2 vẫn là 1 thiết bị rất đẹp, xứng đáng với vị trí của 1 flagship với giá bán tới 17 triệu đồng (hàng chính hãng). Tuy nhiên Sony vẫn còn nhiều điều có thể cải thiện được điển hình như việc bố trí nút bấm và cảm giác cầm nắm của Z2.

    Màn hình: Cải thiện lớn nhất

    Sau nhiều thế hệ theo đuổi công nghệ TFT đồng thời dựa hoàn toàn vào yếu tố phần mềm để cạnh tranh trên màn hình của smartphone dòng Z (Z, ZL, Z Ultra, Z1) và nhận nhiều gạch đá vì góc nhìn kém cũng như cân bằng trắng tệ hại, cuối cùng Sony cũng tỉnh ra và từ bỏ TFT để đem lên Z2 công nghệ IPS LCD xứng tầm hơn với cánh chim đầu đàn của mình. Sở hữu 1 danh sách những công nghệ tên dài lê thê (Live colour LED, Trilluminious Display, X-Reality Engine....) tôi rất mừng được nói rằng thực sự chất lượng màn hình của Z2 đã có 1 bước tiến rất dài so với các đàn anh.

    Màn hình là 1 trong những cải tiến lớn và dễ nhận thấy nhất của Z2 khi so sánh với người tiền nhiệm.

    Màn hình là 1 trong những cải tiến lớn và dễ nhận thấy nhất của Z2 khi so sánh với người tiền nhiệm.

    Dù cải thiện 0.2 inch về kích thước không phải là lớn nhưng nó đồng nghĩa với viền màn hình mỏng hơn do kích thước máy giữ nguyên giúp mặt trước của Z2 bắt mắt hơn. Bên cạnh đó hầu như tất cả các yếu điểm của màn hình Z1 như góc nhìn, màu trắng bị ố vàng... đều đã được khắc phục tương đối tốt trên Z2. Dù rằng chưa đạt được chất lượng góc nhìn “bao la” như HTC One nhưng màn hình của Xperia Z2 đã có những cải thiện rất đáng khen khi màu sắc được bảo toàn khi thay đổi góc nhìn và chỉ có độ sáng là sụt giảm đôi chút ở góc nhìn hẹp.

    Góc nhìn, 1 trong những yếu điểm lớn nhất của các smartphone trước đây trong Z Series đã được khắc phục trên Z2.

    Góc nhìn, 1 trong những yếu điểm lớn nhất của các smartphone trước đây trong Z Series đã được khắc phục trên Z2.

    Cân bằng trắng và khả năng tái tạo màu sắc của Xperia Z2 cũng tương đối tốt, đặc biệt khi Sony bổ sung thêm khả năng cân chỉnh cân bằng trắng của màn hình, một tính năng ít thấy trên smartphone nhưng cũng cho người dùng tuỳ chọn khá linh hoạt. Tuy nhiên X Reality Engine trên Xperia Z2 lại là 1 tính năng gây khó chịu khi nó tự ý điều chỉnh màu sắc hiển thị của ảnh, phim trên màn hình điện thoại khiến màu sắc rực hơn thực tế. Dù đem lại trải nghiệm tốt khi xem film nhưng với ảnh chụp bạn cần hết sức thận trọng vì dễ xảy ra trường hợp ảnh nhìn trên điện thoại 1 kiểu nhưng khi chia sẻ trên MXH ảnh lại nhợt nhạt hơn rất nhiều. Rất may là Sony cũng cung cấp tuỳ chọn tắt tính năng X Reality để màu sắc tái tạo được trung thực hơn.

    Cân bằng trắng cũng là 1 hạng mục được Sony chăm chút trên Z2.

    Cân bằng trắng cũng là 1 hạng mục được Sony chăm chút trên Z2.

    Với kích thước 5.2 inch và phân giải đạt 1080p (mật độ điểm ảnh 442 PPI) độ nét và sự sắc sảo trên màn hình của Xperia Z2 là điều không cần bàn cãi. Nhìn chung màn hình của Z2 xuất sắc ở cả mảng xem film, ảnh và duyệt web.

    Một điểm duy nhất tôi cảm thấy cần phải phàn nàn về màn hình của Xperia Z2 là khả năng hiển thị ngoài nắng. Màn hình của Xperia Z2 bị hiện tượng bóng loá khá nặng đặc biệt là khi sử dụng dưới điều kiện nắng gắt. Chính vì bị loá nên dù có độ sáng tương đối tốt nhưng việc theo dõi nội dung trên màn hình của Z2 khi ở ngoài trời gặp nhiều hạn chế.

    Màn hình bị loá ngoài nắng là 1 yếu điểm của Z2.

    Màn hình bị loá ngoài nắng là 1 yếu điểm của Z2.

    Hiệu năng, giao diện và pin: Không phải phàn nàn.

    Sử dụng 1 trong những SoC mạnh nhất ở thời điểm hiện tại, không ngạc nhiên khi hiệu năng của Z2 cũng tương đương với tất cả các thiết bị cao cấp từ các hãng cạnh tranh. Và cũng như tất cả những thiết bị sử dụng SoC đa lõi xung nhịp cao, hiện tượng quá nhiệt cũng xảy ra khá thường xuyên trên Xperia Z2. Thậm chí theo cảm quan cá nhân tôi còn thấy hiện tượng quá nhiệt của Z2 còn tồi tệ hơn 1 số đối thủ.

    Mặt lưng Z2 đặc biệt phần quanh camera nóng lên rất nhanh trong quá trình sử dụng.

    Mặt lưng Z2 đặc biệt phần quanh camera nóng lên rất nhanh trong quá trình sử dụng.

    Có thể lý do nằm ở chỗ Sony cố gắng nhồi nhét phần cứng vào 1 không gian quá khiêm tốn và các vật liệu như nhựa và kính cùng với thiết kế kín nước đã khiến máy dễ dàng quá nhiệt. Đặc biệt khi sử dụng các ứng dụng đòi hỏi cao về sức mạnh xử lý như quay, xem film 4K hoặc chơi game 3D mặt sau máy phần gần Camera có thể nóng lên tới mức gây khó chịu cho người sử dụng. Tất nhiên là với thiết kế chịu nước, tản nhiệt cho Z2 bằng cách đem máy đi... rửa nước lạnh cũng là 1 lựa chọn.

    Giao diện mặc định của máy hoạt động trơn tru, ít va vấp. Tuy nhiên nếu như các hãng sản xuất khác liên tục đổi mới giao diện phần mềm trong 2 năm trở lại đây, kể cả những nhà sản xuất nổi tiếng bảo thủ như Apple cũng không nằm ngoài xu hướng này thì Sony lại tỏ ra rất chậm tiến khi hầu như không đem tới 1 thay đổi nào đáng kể về mặt giao diện cho Xperia Z2 khi so sánh với cả những thiết bị đã ra đời từ rất lâu như Xperia S (2012). Giao diện Socialife trên Z2 đã có dấu hiệu lão suy khi có những tác vụ đơn giản như tắt bật nhanh kết nối cũng yêu cầu nhiều thao tác hơn so với các đối thủ cạnh tranh như HTC Sense hay Samsung TouchWiz.

    Giao diện gốc của Z2 có phần nhàm chán và cũ kỹ khi Sony hầu như bê giao diện TimeScape từ chiếc Xperia S ra mắt năm 2012 để đắp vào Socialife trên Z2.

    Giao diện gốc của Z2 có phần nhàm chán và cũ kỹ khi Sony hầu như "bê" giao diện TimeScape từ chiếc Xperia S ra mắt năm 2012 để đắp vào Socialife trên Z2.

    Hơn nữa giao diện của Z2 cũng hơi đơn điệu thể hiện ở hình nền cũng như biểu tượng mặc định. Đồng thời Socialife trên Z2 cũng không sở hữu những tính năng bổ sung như MotionLaunch của HTC Sense, KnockCode của LG hay SmartScreen của Samsung. Mặc dù những tính năng bổ sung này không phải lúc nào cũng hữu hiệu và cần thiết nhưng rõ ràng là thiếu chúng, Sony đang tụt hậu trong cuộc chạy đua phần mềm khi không đem lại cho người dùng được giá trị thặng dư nào ngoài các yếu tố phần cứng vốn chỉ "xêm xêm" và có rất ít đột phá từ các hãng. Sony cũng chọn đứng ngoài cuộc chạy đua tính năng theo dõi sức khoẻ trên smartphone, 1 xu hướng đang trở nên phổ biến trong các hãng sản xuất khi Z2 không được tích hợp các tính năng theo dõi sức khoẻ như của Samsung hay HTC.

     

    Bộ icon có phần hai lúa thực sự không tương xứng với thiết kế phần cứng bóng bẩy và hiện đại của Z2.

    Bộ icon có phần "hai lúa" thực sự không tương xứng với thiết kế phần cứng bóng bẩy và hiện đại của Z2. Sự pha trộn giữa các icon mang hơi hướm 3D (icon walkman, album...) với 1 vài icon "phẳng" (mail, calender, contact..." khiến giao diện của Z2 có vẻ chắp vá, góp nhặt.

    Thời lượng pin cũng là 1 điểm sáng của Xperia Z2. Dù không được trang bị pin tháo rời nhưng người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về thời lượng pin cho 1 ngày sử dụng với cường độ cao với 3G, WiFi, pushmail và Bluetooth bật 24/24, nghe gọi 1h30p, chơi game CastleClash 1h, duyệt web và xem youtube liên tục trong ngày.

    Thời lượng pin cũng là 1 thế mạnh của Z2.
    Thời lượng pin cũng là 1 thế mạnh của Z2.

    Camera:

    Nếu như phải kể tên ra 1 ưu điểm khiến tôi có thể tư vấn Xperia Z2 cho bạn bè, người thân thì đó sẽ là camera. Giữa 1 rừng camera phone với đủ mọi loại công nghệ, tính năng, phân giải, Sony vẫn duy trì được vị thế của 1 trong những hãng đi đầu về công nghệ hình ảnh trên smartphone.

    Cảm biến ảnh của Z2 có kích thước 1/2,3 inch nhỉnh hơn các camera phone khác đôi chút dù không lớn được như Lumia 1020.

    Cảm biến ảnh của Z2 có kích thước 1/2,3 inch nhỉnh hơn các camera phone khác đôi chút dù không lớn được như Lumia 1020. Camera Z2 cho ảnh chụp tương đối tốt và đặc biệt mạnh ở mảng thiếu sáng.

    Dù rằng sẽ có nhiều người không "ưng" camera trên Z2 vì lý do này hay lý do khác, nhưng phải thừa nhận rằng với chức năng của 1 chiếc smartphone chụp ảnh phục vụ cho Facebook và Instagram thì Xperia Z2 đã làm quá tốt phần việc của mình.

    Sử dụng dòng cảm biến Exmor RS truyền thống của dòng Xperia với phân giải 20.7Mpx cùng kích thước cảm biến 1/2,3 inch, Z2 cho chất lượng hình ảnh tốt ở hầu như mọi tình huống.

    Điểm đầu tiên cần phải khen ở Camera của Xperia Z2 đó là phần mềm Camera được Sony chăm chút tương đối cẩn thận. Ngoài các chế độ chụp thường thấy như Panorama, HDR, Lowlight... Sony còn bổ sung 1 số plug-in như chế độ ảnh thực tế ảo (AR) cho phép chèn 1 số hiệu ứng hình ảnh như khủng long, người nhện vào khung hình, quay phim ngắn Vine, quay TimeShift và nhiều plugin của bên thứ 3 khác có thể tải về từ Play Store và tích hợp thẳng vào ứng dụng camera mặc định của máy. Mặc dù đại đa số tính năng trong số đó đều thuộc loại "nghịch 1 lần rồi bỏ xó" nhưng với cá nhân tôi, vọc vạch khám phá 1 ứng dụng có nhiều plugin như vậy luôn là 1 niềm thích thú.

    Camera apps đầy ắp plugin là 1 điểm khác biệt của Z2 so với các đổi thủ. Dù có khá nhiều tính năng nhưng đôi khi chúng lại khiến người dùng bị rối.

    Camera apps đầy ắp plugin là 1 điểm khác biệt của Z2 so với các đổi thủ. Dù có khá nhiều tính năng nhưng đôi khi chúng lại khiến người dùng bị rối.

    Nhưng cũng chính vì có quá nhiều plug in mà giao diện camera của Z2 khá rối và cần nhiều thời gian làm quen. Tuy nhiên nếu bạn "lười" khám phá thì hoàn toàn có thể yên tâm vì chế độ Superior Auto luôn được bật mặc định. Ở chế độ này Z2 sẽ tự phân tích tình huống chụp ảnh mà máy đang gặp (thiếu sáng, ngược sáng, chân dung, ngoại cảnh....) để đưa ra thiết lập phù hợp. Và chế độ "all-in-one" này hoạt động khá chính xác, nhận dạng và đưa ra chế độ chụp đúng tới 80% các trường hợp mà tôi thử nghiệm. Điều này đồng nghĩa với việc ảnh chụp từ Z2 rất dễ... đẹp ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm về nhiếp ảnh.

    Có 1 điều cần làm rõ ở đây đó là dù sử dụng cảm biến phân giải 20MPx nhưng thực tế ứng dụng camera mặc định của máy luôn khuyến khích người dùng chụp ảnh với độ phân giải 8MPx. Cụ thể là người dùng chỉ có thể chụp ảnh với các chế độ hỗ trợ như thiếu sáng, HDR... khi chụp ở phân giải 8MPx, khi chuyển sang chế độ Manual để tăng phân giải lên 20MPx thì các chế độ hỗ trợ cũng tắt đi khiến camera không thể tận dụng hết sức mạnh của phần mềm đi kèm. Khi chụp ở chế độ 8MPx ảnh thành phẩm bao giờ cũng nét, ít nhiễu và ưa nhìn hơn ảnh ở phân giải 20MPx. Việc sử dụng thông tin từ cảm biến phân giải lớn để tạo ra bức hình phân giải nhỏ chất lượng cao trên Z2 cũng chính là cách làm của Nokia trên chiếc Lumia 1020 tiếng tăm.

    Đánh giá chi tiết Xperia Z2: Dĩ bất biến, ứng vạn biến

    Nhìn chung với nhu cầu chủ yếu chụp ảnh đăng lên Facebook tôi cho rằng phân giải 8MPx đã là khá dư giả và sự khác biệt về chất lượng giữa ảnh 8MPx và ảnh 20MPx khiến tôi không thấy có lý do gì để ưu tiên phân giải vì vậy lời khuyên ở đây là nếu bạn không thực sự thành thạo thì cứ sử dụng chế độ Superior Auto là mọi chuyện sẽ đâu vào đấy.

    Một điểm trừ của camera Xperia Z2 là tốc độ bắt ảnh tương đối chậm nếu so sánh với các flagship khác. Không chậm tới mức gây khó chịu, nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận ra đỗ trễ từ khi bấm nút tới khi ảnh được lưu. Thêm nữa khi chụp nội cảnh , chế độ tự động của Z2 thường có xu hướng đẩy thời gian phơi sáng lên hơi dài để giảm nhiễu khiến các chủ thể hay chuyển động như người, vật nuôi dễ bị nhoè. Ngay cả người viết là 1 tay máy khá vững nhưng đôi khi vẫn bị hiện tượng rung nhoè trên ảnh nội cảnh của Z2 "ám ảnh". Sử dụng flash hoặc chuyển sang chế độ thể thao có thể khắc phục phần nào vấn đề này dù rằng 2 phương án này không phải lúc nào cũng khả dụng.

     

    Đánh giá chi tiết Xperia Z2: Dĩ bất biến, ứng vạn biến
     
    Trong tình huống này có thể thấy rõ Note 3 có ưu thế hơn về độ nét và khả năng tái tạo màu sắc tự nhiên hơn.

    Trong tình huống này có thể thấy rõ Note 3 có ưu thế hơn về độ nét và khả năng tái tạo màu sắc tự nhiên hơn. Dù sở hữu phân giải khủng nhưng độ chi tiết lại không phải điểm mạnh của Z2, đặc biệt khi chụp toàn bộ phân giải 20MPx độ chi tiết của bức ảnh lại bị giảm xuống khá nhiều dù ảnh to hơn.

    Đánh giá chi tiết Xperia Z2: Dĩ bất biến, ứng vạn biến
    Khi chuyển về chế độ Superior Auto, độ chi tiết của ảnh được cải thiện đáng kể dù phân giải chỉ còn 8MPx. Tuy nhiên không phải bao giờ chế độ tự động cũng hoạt động hoàn hảo. Như trong bức ảnh trên, do nhận sai tình huống khung hình, thay vì chọn chế độ Macro thì Z2 lại sử dụng chế độ HDR khiến bức ảnh mất đi độ tương phản và chiều sâu vần thiết đồng thời màu sắc cũng bị úa.

    Khi chuyển về chế độ Superior Auto, độ chi tiết của ảnh được cải thiện đáng kể dù phân giải chỉ còn 8MPx. Tuy nhiên không phải bao giờ chế độ tự động cũng hoạt động hoàn hảo. Như trong bức ảnh trên, do nhận sai tình huống khung hình, thay vì chọn chế độ Macro thì Z2 lại sử dụng chế độ HDR khiến bức ảnh mất đi độ tương phản và chiều sâu vần thiết đồng thời màu sắc cũng bị "úa".

    Đánh giá chi tiết Xperia Z2: Dĩ bất biến, ứng vạn biến
    Trong điều kiện thiếu sáng Camera Z2 mới thực sự có đất dụng võ. Điều đặc biệt đáng khen là ngay cả trong điều kiện ánh sáng từ nhiều nguồn rất phức tạp nhưng Z2 vẫn tái tạo màu sắc chủ thể tương đối trung thực trong khi giữ được nhiễu ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên do sử dụng phần mềm để “tút tát” ảnh chụp đêm nên sự hi sinh về độ chi tiết là điều không thể tránh khỏi. (Chú ý phần crop 1:1 ở ảnh của Z2).

    Trong điều kiện thiếu sáng Camera Z2 mới thực sự có đất dụng võ. Điều đặc biệt đáng khen là ngay cả trong điều kiện ánh sáng từ nhiều nguồn rất phức tạp nhưng Z2 vẫn tái tạo màu sắc chủ thể tương đối trung thực trong khi giữ được nhiễu ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên do sử dụng phần mềm để “tút tát” ảnh chụp đêm nên sự hi sinh về độ chi tiết là điều không thể tránh khỏi. (Chú ý phần crop 1:1 ở ảnh của Z2).

    Nhìn chung ảnh chụp từ Z2 có xu hướng màu sắc sáng sủa và hơi rực hơn thực tế. Đây là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của camera Z2. Nhiều người sẽ thích cảm giác nịnh mắt của ảnh chụp từ Z2 trong khi có người lại chê rằng ảnh bị rực và có phần giả tạo.

    Ảnh thiếu sáng trên Xperia Z2 chụp khi kích hoạt chế độ HiSensitivity cũng gặp tình trạng tương tự. Dù rằng nhờ vào phần mềm, Z2 đã rất cố gắng để tạo ra những bức ảnh tươi tắn ngay cả trong điều kiện thiếu sáng trầm trọng nhưng đôi khi những nỗ lực quá sức của Z2 lại phản tác dụng: Ảnh sáng sủa và ít nhiễu nhưng lại thiếu chi tiết và bị "bết" màu do khử nhiễu quá tay. Nhưng vẫn phải nhắc lại rằng với nhu cầu người sử dụng bình thường để chia sẻ trên MXH thì ảnh chụp từ Z2 lại rất bắt mắt.

    Tuy nhiên camera của Z2 lại bị 1 bệnh "chết người": Quá nhiệt. Đôi khi chỉ với vài bức ảnh chụp ngoài trời, Camera Z2 bỗng nóng rực và ứng dụng camera tự thoát kèm thông báo overheat. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên tới mức thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dùng. Tìm thử trên 1 số trang mạng nước ngoài tình trạng này cũng diễn ra với khá nhiều người dùng ở các thị trường khác dù có người khác lại không bị bao giờ dẫn tới nghi vấn lỗi quá nhiệt chỉ tồn tại ở 1 vài thiết bị cá biệt. Vì vậy lời khuyên là nếu như bạn gặp vấn đề này trên chiếc Z2 của mình thì việc đầu tiên cần làm là liên hệ trung tâm dịch vụ của Sony để giải quyết.

    Tình trạng camera của máy tự động thoát ra do quá nhiệt chỉ sau vài kiểu ảnh lặp lại khá thường xuyên.

    Tình trạng camera của máy tự động thoát ra do quá nhiệt chỉ sau vài kiểu ảnh lặp lại khá thường xuyên.

    Video quay từ camera Xperia Z2:

    Phim quay từ Z2 cũng giống như ảnh tĩnh: màu sắc tươi tắn và ít nhiễu dù độ chi tiết không thực sự cao. Tính năng quay film 4K nhìn chung ít có đất dụng võ do thiết bị phát 4K chưa thực sự phổ biến và chất lượng hình ảnh khi xem trên các màn full HD không khác biệt nhiều so với phân giải 1080p mà dung lượng file lại lớn khủng khiếp: Có hơn 30s phim ở trên nặng gần 300MB. Khi quay film 4K hiện tượng quá nhiệt camera cũng liên tục diễn ra.

    Thêm ảnh chụp từ Z2 dưới đây.

     

    Kết luận

    Thiết kế đẹp, camera ổn, màn hình tốt, pin chấp nhận được. Nhìn lại từ chiếc Xperia Z đời đầu tới Xperia Z2 đã là 1 bước tiến dài về mọi mặt. Tuy nhiên nếu so sánh với Z1 thì những thay đổi trên Z2 dù khá đáng kể nhưng lại... khó nhận ra nếu bạn chưa từng sử dụng Z1. Sony dường như chọn con đường hoàn thiện sản phẩm 1 cách thầm lặng thay vì đưa ra những thay đổi đập ngay vào mắt người sử dụng. Cá nhân tôi cho rằng Sony cần một nước cờ táo bạo và quyết liệt hơn nếu muốn giành giật khách hàng từ những đối thủ "thiên biến vạn hoá" như Apple hay Samsung.

    Với cái giá 17 triệu đồng, chắc chắn bạn có thể tìm được nhiều sản phẩm có chất lượng camera tốt hơn, thiết kế hợp lý hơn, màn hình đẹp hơn hay thời lượng pin ổn hơn. Tuy nhiên Xperia Z2 lại là một trong những sản phẩm khá toàn diện về mọi mặt. Dù rằng trong tất cả điểm mạnh của Z2 luôn đi kèm 1 hạt sạn khó nhằn nhưng nếu bạn học được cách chung sống với chúng thì Z2 vẫn là 1 sản phẩm đáng mua. Đặc biệt nó sẽ còn đáng mua hơn nữa nếu giá bán của Z2 cũng đi chung con đường của những người tiền nhiệm vì nên nhớ rằng, ở Việt Nam, smartphone của Sony luôn bán chạy nhất ở thời điểm... 1 năm sau ngày ra mắt.

    Với những ai đang sở hữu Z1 hoặc thậm chí là Xperia Z, tôi cho rằng việc nâng cấp lên Z2 là không cần thiết đặc biệt khi kể đến việc Z1 vừa mới ra mắt hơn nửa năm trước. Có lẽ chờ đợi Z3 sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn. Và với tốc độ ra máy hiện tại của Sony tôi có thể cam đoan 1 điều: Bạn sẽ không phải chờ đợi quá lâu.

    >>Xperia Z2a mạnh ngang Xperia Z2 chính thức ra mắt

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ