Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị ADSL2 và ADSL2+ mới được Bộ TT&TT ban hành, các thiết bị đầu cuối ADSL2 và ADSL2+ phải hỗ trợ cấu hình WAN IPV6; hỗ trợ các giao thức quản lý SNMP và TR069.
Thông tư 36 của Bộ TT&TT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị ADSL2 và ADSL2 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư 36/2015/TT-BTTTT ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị ADSL2 và ADSL2 " (QCVN 98:2015/BTTTT).
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016, quy chuẩn QCVN 98:2015/BTTTT quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đầu cuối ADSL loại ADSL2 và ADSL2 , được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy chuẩn QCVN 98:2015/BTTTT cũng quy định rõ, yêu cầu chung đối với thiết bị đầu cuối ADSL2 là phải hỗ trợ hoạt động với các dải phổ không chồng lấn (nghĩa là ghép song công phân công phân chia theo tần số - FDD); hỗ trợ tốc độ truyền dẫn thực tối thiểu 8 Mbit/s đối với hướng xuống và 800 kbit/s đối với hướng lên.; hỗ trợ đồng thời ADSL theo cả 2 khuyến nghị G.992.1 và G.992.3.
Đối với thiết bị đầu cuối ADSL2 , yêu cầu chung là phải hỗ trợ các yêu cầu thiết bị đầu cuối ADSL2 và đáp ứng các yêu cầu: hỗ trợ tốcđộ truyền dẫn thực tối thiểu 16 Mbit/s đối với hướng xuống và 800 kbit/s đối với hướng lên; hỗ trợ đồng thời ADSL theo cả 2 khuyến nghị G.992.3 và G.992.5.
Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn, các thiết bị đầu cuối ADSL2 và ADSL2 còn phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn điện, về tương thích điện từ.
Cụ thể, về an toàn điện, các thiết bị phải tuân theo các quy định trong QCVN 22/2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện cho các thiết bị đầu cuối viễn thông”. Đồng thời, các thiết bị cần tuân theo các yêu cầu về tương thích điện từ được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7189:2009: “Thiết bị CNTT - Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến - Giới hạn và phương pháp đo”.
Bộ TT&TT yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị đầu cuối ADSL loại ADSL2, ADSL2 và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
Cục Viễn thông và các Sở TT&TT có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai quản lý các thiết bị đầu cuối ADSL loại ADSL2 và ADSL2 theo Quy chuẩn QCVN 98:2015/BTTTT.
Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 được Bộ TT&TT ban hành ngày 29/3/2011. Mục tiêu của kế hoạch này là bảo đảm trước năm 2020 toàn bộ mạng lưới và dịch vụ Internet Việt Nam được chuyển đổi để hoạt động một cách an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6 (tương thích với công nghệ IPv6). Lộ trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cho Internet Việt Nam được chia thành ba giai đoạn: chuẩn bị (2011-2012), khởi động (2013-2015) và chuyển đổi (2016-2019). Hiện chúng ta đang ở năm đầu tiên của giai đoạn chuyển đổi. Mục tiêu của giai đoạn 3 là đến hết năm 2019 chuyển đổi hoàn thiện dịch vụ mạng lưới Internet Việt Nam sẵn sàng với IPv6 . Theo thống kê của VNNIC, trong năm 2015, đã cấp mới 05 khối/48 và 01 khối/32 địa chỉ IPv6, nâng tổng số địa chỉ IPv6 ở Việt Nam lên 28 khối/48 và 21 khối /32 địa chỉ.
M.T/Theo ICTNews
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming