Mối lương duyên "sớm nắng chiều mưa" giữa Taylor Swift và Spotify lột trần sự thật của ngành công nghiệp âm nhạc số
Taylor Swift và Spotify lại hợp tác lần nữa, như mối tình “sớm nắng chiều mưa”.
“Công chúa nhạc đồng quê” đã mang tác phẩm âm nhạc của mình trở lại dịch vụ trực tuyến Spotify để làm hài lòng người hâm mộ. Năm 2014, cô công khai chỉ trích nền công nghiệp nhạc số đã không đánh giá đúng công sức của giới nghệ sĩ và rút hết album của mình khỏi nhiều nền tảng.
Màn chia tay của Taylor Swift với Spotify 3 năm trước khiến người dùng "mất trắng" nhiều bản nhạc ưa thích
Giờ đây, Taylor Swift tỏ thái độ hòa hảo để đánh dấu mốc kỷ lục trong sự nghiệp khi bán được 10 triệu album “1989” và 100 triệu đĩa đơn. Đó là những con số đủ làm hài lòng bất kỳ người yêu âm nhạc nào, nhưng vẫn lột trần thực tế của ngành công nghiệp nhạc số.
Sự vĩnh hằng
Cứ thử nghĩ xem, nếu Spotify tồn tại thêm 30 năm nữa, khoảng thời gian đủ dài để biến bất kỳ công ty nào thành tượng đài, đặc biệt trong thị trường đầy biến động như âm nhạc và công nghệ.
Và sau 3 thập kỷ nó bất ngờ đóng của. Cùng chung số phận, hàng chục triệu bộ sưu tập âm nhạc của người dùng tuyển tập từng ấy năm bỗng dưng biến mất.
Không giống như bất kỳ loại phương tiện truyền thông nào khác, âm nhạc mang tới sợi dây vô hình kết nối hiện tại với quá khứ. Nếu nghe lại bài hát yêu thích hàng trăm lần, bạn sẽ thường thấy những ký ức xưa cũ ùa về, gợi nhớ từng khoảnh khắc cụ thể. Đó có thể là mối tình tan vỡ thủa sinh viên hay chút hờn giận tuổi học trò.
Nhưng khi “thuê” âm nhạc trên các dịch vụ trực tuyến, bạn không hoàn toàn kiểm soát chúng. Mọi video và bài hát có thể biến mất bất kỳ lúc nào từ nhiều nguyên nhân. 20 năm tới, vị CEO mới của Apple chưa chừng sẽ phải tìm mọi cách cắt giảm chi phí và khai tử Apple Music. Đừng bất ngờ nếu chỉ sau một đêm, cả thư viện nhạc dày công sưu tập của bạn không cánh mà bay.
Rủi ro này đe dọa tới giá trị cốt lõi của âm nhạc là sợi dây nối kết với quá khứ. Trường hợp “sáng nắng chiều mưa” của Swift cho thấy, các công ty thậm chí chẳng cần thông qua người dùng vẫn có thể xóa một số bản nhạc trong bộ sưu tập của họ. Bất cứ lúc nào, một cuộc thương lượng bất thành về bản quyền cũng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Phải mất nhiều năm để thuyết phục Radiohead đưa nhạc của mình lên Spotify vào năm 2016, sau khi người đứng đầu Thom Yorke từng gọi dịch vụ này như “thứ dơ bẩn nhất còn sót lại trong cái xác đang khô héo”. Trong lúc, Jay Z chỉ mới gia nhập Spotify và Apple Music năm nay. Các thư viện trực tuyến có thể bị thay đổi mà không hề đi kèm cảnh báo nào. Người dùng hoàn toàn bị động.
Tất nhiên, tự mình lưu trữ nhạc tồn tại những vấn đề riêng, vừa tốn kém lại kèm thiết bị rườm rà. Trường hợp xấu nhất, bạn cũng có thể mất luôn cả ổ cứng. Ngược lại, dịch vụ nhạc trực tuyến cung cấp bộ sưu tập đồ sộ đủ mọi thể loại và cho phép bạn thưởng thức mọi lúc, mọi nơi hoàn toàn miễn phí (chỉ cần xem quảng cáo). Thế giới cần đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn động của ngành công nghiệp nhạc số.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Điện thoại Xiaomi có thể phát hiện camera ẩn
Điện thoại Xiaomi sau khi cập nhật lên HyperOS 2.0 có thêm tính năng phát hiện camera giấu kín giúp bảo vệ quyền riêng tư.
Facebook 'ép' người dùng phải xem thêm nhiều nội dung từ người mình không hề 'kết bạn'