Môi trường sống ở London thậm chí còn độc hại hơn nhiều so với những vụ rò rỉ phóng xạ

    Kienzeratul Spiderum,  

    Nhiều người từng nghĩ rằng việc để phóng xạ rò rỉ ra ngoài sẽ biến một khu vực nào đó trở thành "vùng đất chết". Ấy vậy mà mới đây kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thành phố London có mức độ ô nhiễm còn vượt qua cả thảm họa phóng xạ.

    Nghiên cứu chỉ ra rằng khi phải sinh sống tại môi trường có mức độ ô nhiễm cao thì tuổi thọ của con người sẽ giảm đi vài tháng và thậm chí tăng cao nguy cơ mắc ung thư. Với tình trạng nhiễm bẩn ở London hiện đang ở mức báo động thì cư dân đô thị thuộc loại lớn nhất thế giới này đang phải chịu nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.

    Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thành phố London có mức độ ô nhiễm còn vượt qua cả thảm họa phóng xạ.

    Tại trường Đại học Bristol, các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm tính toán xem liệu khi một vụ nổ hạt nhân xảy ra thì số lượng người cần phải sơ tán là bao nhiêu. Để thực hiện được nghiên cứu này, họ đã tạo ra một mô hình giả lập một vụ rò rỉ hạt nhân với mức độ thiệt hại cũng như độ nguy hiểm tương đương với thảm họa hạt nhân xảy ra tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản. Thí nghiệm được tiến hành tại một lò phản ứng hạt nhân giả lập tại West Sussex.

    Kế hoạch sơ tán cũng như biện pháp phòng chống được dự đoán và đưa ra dựa trên phương án đối phó với tình trạng khẩn cấp theo quy chuẩn của Cơ quan Y tế cộng đồng của Anh Quốc. Kết quả thí nghiệm cho thấy giả sử thảm họa hạt nhân trên xảy ra trên thực tế, chính phủ Anh sẽ phải tạm thời sơ tán tổng cộng 44.000 người ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng. Cùng với đó, sẽ có gần 360.000 người phải được điều trị bằng thuốc ngừa phóng xạ và 410.000 người được khuyến cáo nên ở trong nhà.

    Hệ lụy của thảm họa không chỉ dừng lại ở đó. Theo dự đoán của các nhà khoa học, sẽ có hơn 1500 ca ung thư mới được phát hiện, gần 1/3 trong số đó có dấu hiệu của bệnh hiểm nghèo. Tuy vậy, một điều hết sức bất ngờ là số lượng cá nhân cần phải sơ tán toàn diện chỉ rơi vào khoảng 620 người. Thêm vào đó, mức độ ô nhiễm phóng xạ sẽ giảm xuống dưới mức 10 mSv/năm chỉ sau 3 tháng – đây là mức thấp hơn lượng phóng xạ mà người dân Anh quốc hiện đang phải đối mặt.

    Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu này vào thảm họa Fukushima Daiichi năm 2011, kết quả cho thấy việc sơ tán cư dân tại thời điểm đó là không hợp lý, dù rằng sau đó đã có tổng cộng 110.000 người được đưa ra khỏi vùng chịu ảnh hưởng phóng xạ.

    Tương tự như trường hợp trên, việc giả lập này cũng được tiến hành và thực hiện đối với thảm họa Chernobyl xảy ra vào năm 1986. Căn cứ theo tính toán, các nhà khoa học cho rằng tất cả những ai có nguy cơ bị giảm tuổi thọ từ 9 tháng trở lên do ảnh hưởng của chất độc phóng xạ cần phải được di chuyển ngay, cụ thể con số chính xác vào khoảng 31.000 người. Trên thực tế con số ấy lên đến 116.000 và đến năm 1990 chứng kiến một đợt sơ tán quy mô lớn thứ hai do chính phủ Ucraina tiến hành. Trong số những người ở lại, 900 người nằm trong vùng chịu tác động lớn nhất của phóng xạ lại có tuổi thọ chỉ bị giảm đi 3 tháng mà thôi.

    Một người dân sống ở London chỉ phải đối mặt với nguy cơ suy giảm tuổi thọ đi khoảng 4,5 tháng do ảnh hưởng của ô nhiễm khói bụi, trong khi đối với một người sống ở thành phố Manchester, sự chênh lệch lên đến tận 3 năm (so sánh với một người đến từ khu Harrow, Bắc London). Trong khi đó, mỗi đứa trẻ sinh ra tại thành phố Blackpool có tuổi thọ thấp hơn 8,6 tuổi so với bạn bè cùng lứa sống tại quận trung tâm Kenshington và Chelsea ở thủ đô

    Giáo sư Philipp Morris, chủ trì dự án nghiên cứu, chia sẻ: "Di cư quy mô lớn là một quá trình phức tạp và rất tốn kém. Dần dần đây đang có xu hướng trở thành phương án duy nhất của các quốc gia nhằm ứng phó với những thảm họa hạt nhân có thể xảy ra. Thực tế thì việc phục hồi môi trường bị ảnh hưởng bởi rò rỉ phóng xạ mới là điều mà các nhà hoạch định chính sách cần ưu tiên hơn".

    Để dẫn chứng, một người dân sống ở London chỉ phải đối mặt với nguy cơ suy giảm tuổi thọ đi khoảng 4,5 tháng do ảnh hưởng của ô nhiễm khói bụi, trong khi đối với một người sống ở thành phố Manchester, sự chênh lệch lên đến tận 3 năm (so sánh với một người đến từ khu Harrow, Bắc London). Trong khi đó, mỗi đứa trẻ sinh ra tại thành phố Blackpool có tuổi thọ thấp hơn 8,6 tuổi so với bạn bè cùng lứa sống tại quận trung tâm Kenshington và Chelsea ở thủ đô.

    Theo dự đoán của các nhà khoa học, sẽ có hơn 1500 ca ung thư mới được phát hiện, gần 1/3 trong số đó có dấu hiệu của bệnh hiểm nghèo. Tuy vậy, một điều hết sức bất ngờ là số lượng cá nhân cần phải sơ tán toàn diện chỉ rơi vào khoảng 620 người.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ