Một công ty xe điện tuyên bố sắp phá sản, đã 30 ngày liên tiếp giá cổ phiếu chỉ còn dưới 1 USD
Công ty xe điện này đã gặp khó khăn trong một khoảng thời gian dài.
- Thế giới thèm khát ‘ngôi vương’ xe điện của Trung Quốc: Sở hữu chuỗi cung ứng giá rẻ gây nghiện, đủ sức khiến biểu tượng công nghiệp nước Mỹ trở nên lỗi thời
- Xuất hiện hãng xe điện Make in Vietnam chuyên dùng để giao hàng: Tự tin có hệ sinh thái pin ưu việt hơn VinFast hay Dat Bike, hợp tác cùng Lazada, DHL, Viettel Post...
Tờ CNBC đưa tin, công ty xe điện Lordstown Motors đã tiết lộ vào ngày thứ 2 rằng một thỏa thuận tài trợ vốn với Foxconn đang gặp vướng mắc – và công ty này có thể bị phá sản nếu thỏa thuận không xảy ra. Cổ phiếu Lordstown đã giảm 25% trong phiên giao dịch buổi sáng.
Theo đó, Lordstown cho biết trong một hồ sơ quy định hôm thứ hai rằng họ đã nhận được một lá thư từ Foxconn vào ngày 21/4 cáo buộc rằng công ty này đã vi phạm thỏa thuận đầu tư vì cổ phiếu của họ đã giảm xuống dưới 1 USD/cổ phiếu trong 30 ngày giao dịch liên tiếp, dẫn đến thông báo hủy niêm yết từ NASDAQ.
Trước đó, công ty Lordstown Mortors vốn đang gặp khó khăn nhưng đã đạt được thỏa thuận bán nhà máy ở Ohio của mình cho gã khổng lồ sản xuất theo hợp đồng Foxconn vào năm ngoái. Sau thỏa thuận đó, kết thúc vào tháng 5/2022, hai công ty đã đồng ý với thỏa thuận thứ hai, trong đó Foxconn sẽ đầu tư tới 170 triệu USD vào Lordstown, chiếm 19,3% cổ phần.
Foxconn đã thanh toán 52,7 triệu USD đầu tiên đến hạn theo thỏa thuận đó vào năm ngoái, nhưng phần tiền còn lại - và bản thân thỏa thuận kể trên - hiện đều đang có nguy cơ đổ bể.
Theo các điều khoản của thỏa thuận, Foxconn được cho là sẽ đầu tư 47,3 triệu USD trong vòng 10 ngày kể từ khi được Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ phê duyệt theo quy định. Lordstown cho biết, sự chấp thuận đó đã được bảo đảm vào ngày 25/4, có nghĩa là Foxconn có nghĩa vụ thực hiện khoản đầu tư đó trước ngày 8/5.
Lordstown cho biết họ lo ngại rằng khoản đầu tư tiếp theo sẽ không đến trước thời hạn đó và Foxconn dường như không nỗ lực một cách thiện chí để hoàn thành kế hoạch xe điện - một trong những cột mốc quan trọng của thỏa thuận.
Hai công ty đã đồng ý hoàn tất kế hoạch cùng phát triển dòng xe điện mới trước ngày 7/5, sau đó Foxconn có nghĩa vụ đầu tư thêm 70 triệu USD. Theo Lordstown, kế hoạch đó vẫn chưa được hoàn thiện vì Foxconn không thực hiện "những nỗ lực hợp lý về mặt thương mại" để hoàn thành.
Trong một tuyên bố với CNBC, Lordstown nói rằng các hành động của Foxconn là "hoàn toàn không chính đáng" và đã dẫn đến "tổn hại nghiêm trọng cũng như tính huống ngày cảng trở nên không thể khắc phục được đối với công ty".
Lordstown đã cảnh báo trong hồ sơ rằng họ có thể bị buộc phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản nếu thương vụ với Foxconn thất bại. Tính đến cuối năm 2022, công ty vẫn có 221,7 triệu USD trong tay, nhưng họ đã lỗ hơn 100 triệu USD riêng trong quý IV.
Foxconn hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Lordstown Motors là một trong những công ty xe điện ít được biến đến trên sàn. Việc niêm yết thông qua các thương vụ sáp nhập SPAC đã giúp họ huy động được vốn mới dù chưa bao giờ bán một chiếc xe nào. Nhiều công ty non trẻ như Lordstown Motors sau đó đều gặp khó khăn trong vấn đề sản xuất và tài chính.
Công ty có trụ sở tại Ohio này đã nhiều lần trì hoãn việc ra mắt chiếc xe tải điên đầu tiên của mình. Vào năm 2021, Lordstown Motors bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ giám sát sau khi một nhà đầu tư cáo buộc rằng họ đã đánh lừa các nhà đầu tư về tiềm năng về các đơn đặt hàng trước. Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành lúc đó là Steve Burns đã từ chức ngay sau đó.
Hãng cũng đã ra mắt những mẫu xe điện tự thiết kế và hy vọng có thể dùng chúng làm cơ sở để xây dựng mô hình xe điện cho các nhà sản xuất ô tô khác.
Nguồn: CNBC
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"