Một loài mới xuất hiện ở bờ biển Thái Lan, có niên đại 300 triệu năm, khiến nó trở thành một trong những loài cá lâu đời nhất còn tồn tại!
Thế giới chứa đựng vô số điều đáng kinh ngạc, gần đây, một loài mới được phát hiện ở bờ biển Thái Lan, nó có cái đầu đặc biệt to, đôi mắt lồi và vây mỏng như lông vũ, được đặt tên là Chimaera supapae.
- Đảo Vozrozhdeniya: Vùng đất bị bỏ hoang vì 'nhiễm độc sinh học'
- Vì sao Libmeldy lại là loại thuốc đắt nhất thế giới, với trị giá lên tới 4,25 triệu USD
- Phát hiện loài lưỡng cư 'ngoài hành tinh' vừa biết đẻ trứng, vừa biết cho con bú sữa
- Ông lão 80 tuổi bị bắt vì nuôi trái phép số lượng lớn cừu 'đột biến'
- Màu sắc là thuộc tính của vật chất hay được tạo ra trong não?
Các nhà khoa học gọi sinh vật này là "cá mập ma" vì vẻ ngoài kỳ lạ của nó. Chúng là một loại cá sụn, họ hàng với cá mập và cá đuối, và là một trong những loài cá lâu đời nhất còn sống. Ngoài ra, sinh vật này còn được báo cáo với một cái tên khác là Chimaera mũi ngắn.
Người ta nói rằng cá mập ma sống quanh các rặng núi và sườn lục địa ở độ sâu 500 mét dưới mực nước biển, nơi không có ánh sáng Mặt Trời chiếu tới, chúng có thể dài tới 20 inch và ăn động vật dưới đáy biển.
Các nhà khoa học cho biết sinh vật này cũng được tìm thấy ở một vị trí khác thường. David Ebert, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Rất hiếm khi Chimaera xuất hiện. Đây là loài thứ 54 trong số 53 loài Chimaera được biết đến trước đây trên thế giới".
Ông nói thêm: "Từ góc độ tiến hóa, những con Chimaera này nằm trong số những dòng cá lâu đời nhất, có niên đại từ 300 triệu đến 400 triệu năm trước. Việc phát hiện ra loài mới này cho chúng ta biết được rằng chúng ta vẫn còn biết rất ít về môi trường biển và vẫn còn rất nhiều điều để khám phá".
Tên thông thường của Chimaera—cá mập ma và cá chuột—xuất phát từ đôi mắt to, phản chiếu và thân hình thuôn nhọn giống chuột của chúng. Một số loài có thể dài tới 6,6 feet (2 m).
Mẫu vật đực chưa trưởng thành đã chết được phát hiện trong khuôn khổ dự án khảo sát biển sâu được thực hiện vào năm 2018. Các nhà khoa học đã thu thập nó trong một chuyến đánh bắt đáy ở biển Andaman ở độ sâu từ 2.533 đến 2543 feet (772 đến 775 m) dưới bề mặt. Các nhà nghiên cứu công nhận nó là một loài mới được phát hiện bởi "cái đầu khổng lồ với mõm ngắn" và đôi mắt hình bầu dục lớn chiếm hơn 32% tổng chiều dài đầu của nó.
Loài mới được mô tả là một loài chimaera mũi ngắn, dài 20 inch (51 cm) với vây ngực rộng. Ebert nghi ngờ những đường diềm giống như lông vũ của sinh vật này có liên quan đến "khả năng di chuyển của chúng trên những đáy đá có độ nổi cao".
Đôi mắt to, màu xanh lục của C. supapae giúp loài vật này có thể nhìn thấy trong vùng nước tối đen như mực. Làn da màu nâu sẫm của nó không có đường nét hay hoa văn đáng chú ý sinh vật này có một gai lưng trên đỉnh đầu.
Loài này được đặt tên là supapae theo tên Supap Monkolprasit, một nhà khoa học đến từ Thái Lan, người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về cá sụn. Tên chi Chimaera xuất phát từ sinh vật phun lửa trong thần thoại Hy - con quái vật trong thần thoại Hy Lạp có đầu và thân mình giống sư tử, nhưng lưng lại có thêm đầu, chân dê và đuôi hình con rắn có đầu ở chóp.
Tham khảo: Livescience; Zhihu; Greenme
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"