Và họ chỉ mất 2 năm để thu hồi khoản đầu tư ban đầu đó.
Các ngân hàng châu Âu đang cố gắng để tìm cách tiết kiệm từng đồng một trong thời điểm túng quẫn này. Tuần trước, ING, một nhà cho vay lớn của Hà Lan, đã thông báo kế hoạch của mình về việc “chuyển đổi sang kỹ thuật số,” nhằm tiết kiệm 900 triệu Euro (khoảng 1 tỷ USD) mỗi năm bằng cách cắt giảm 5.800 việc làm. Khoảng 1.200 nhân viên khác cũng sẽ phải thay đổi công việc hoặc chuyển dịch vị trí.
Và tất nhiên cái giá của việc chuyển đổi này không hề rẻ. ING dự định đầu tư khoảng 800 triệu Euro trong vòng 5 năm tới vào công nghệ để chuẩn hóa cơ sở hạ tầng, dữ liệu và các quy trình khác, nhằm chuyển mình thành “một nền tảng ngân hàng kỹ thuật số.” Phần lớn công việc bị mất sẽ là các nhân viên toàn thời gian tại Hà Lan, nơi các bộ phận như quản trị rủi ro, tài chính, nhân sự và IT sẽ được tập trung hóa. Tại Bỉ, số chi nhánh của ING sẽ bị cắt giảm xuống còn 650, so với 1.200 chi nhánh trước đó.
Ngân hàng dự định dành ra khoảng 1,1 tỷ Euro cho các khoản thanh toán dự phòng. Thêm vào khoản đầu tư cho IT, tổng số tiền mà ngân hàng này bỏ ra để thay thế con người bằng máy móc sẽ tương đương khoảng hơn 2 tỷ USD.
Tất nhiên một trong những tổ chức khó chịu nhất với kế hoạch này là các công đoàn. Họ đặc biệt tức giận vì ING đã nhận được một khoản cứu trợ lên đến 10 tỷ Euro vào năm 2008 để duy trì sự tồn tại của mình.
Trong khi đó, theo ông Raymond Vermeulen, phát ngôn viên của ngân hàng, khách hàng của ING kỳ vọng vào một dịch vụ tương đương với những gì họ nhận được từ Netflix, Facebook hay Spotify. “Chúng tôi phải thích ứng. Việc này là hệ quả từ việc chúng tôi có thể vẫn hoàn thành công việc với ít người hơn.”
Đáp lại sự giận dữ của các công đoàn về vụ giải cứu, ông cho biết, mục đích của chính phủ không phải để “đảm bảo vĩnh viễn vị trí của nhân viên.” Thay vào đó, “mục tiêu rõ ràng là cứu hệ thống tài chính và đảm bảo với những người gửi tiền trong ngân hàng rằng tiền của họ vẫn an toàn.”
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 10% công việc tại các nước giàu có nguy cơ bị mất do sự tự động hóa. Công việc của họ càng lặp đi lặp lại nhiều, họ càng dễ bị thay thế bởi các lao động robot – một nghiên cứu khác rộng hơn chỉ ra rằng, các công việc của ngân hàng như giao dịch viên tại quầy và nhân viên phòng tín dụng có đến 90% khả năng bị thay thế bởi “quá trình điện toán hóa.”
Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech (công nghệ hóa ngành tài chính) đang ra mắt các ngân hàng cung cấp những dịch vụ gần như độc quyền qua các ứng dụng di động, có thể cắt giảm hầu hết các chi phí truyền thống do số lượng lao động lớn và các công nghệ lạc hậu.
Trên thực tế, ING không hề đơn độc trong quá trình chuyển đổi công nghệ tốn kém này. Tuần trước, ngân hàng Commerzbank của Đức thông báo rằng đến năm 2020, họ sẽ số hóa và tự động hóa đến 80% các quy trình, cắt giảm 9.600 công việc toàn thời gian, qua đó cắt giảm chi phí đến 1,1 tỷ Euro mỗi năm. Trong khi đó, RBS cũng đang chuẩn bị ra mắt một hệ thống dịch vụ khách hàng trực tuyến, sử dụng trí tuệ nhân tạo (paywall), có thể đọc được tâm trạng của khách hàng và đưa ra những phản hồi phù hợp. Và chắc chắn là nó sẽ không bao giờ nghỉ ngơi cũng như không đòi hỏi đặc quyền gì.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI