Một nghị sĩ Quốc hội đã từng tra hỏi Mark Zuckerberg trong cuộc điều trần, thừa nhận rằng kỹ năng công nghệ của mình "kém một đứa trẻ 12 tuổi"

    KON,  

    Nhiều nhà phê bình cho rằng các nhà lập pháp đang không biết nhiều về công nghệ.

    Nghị sĩ Michael Burgess 67 tuổi tiết lộ rằng; "Tôi không muốn thay mặt cho uỷ ban, nhưng tôi sẽ là người đầu tiên thú nhận rằng trình độ công nghệ của tôi có khi còn kém cả một đứa trẻ 12 tuổi."

    Burgess, thành viên của Uỷ ban Năng lượng và Thương mại cho biết, ông giống như rất nhiều người dùng khác, cũng không quan tâm quá nhiều đến các điều khoản dịch vụ của Facebook mà ông đã cam kết. Ông chia sẻ: "Tôi như những người tiêu dùng khác vậy. Tôi tải ứng dụng này nè. Rồi, hãy cho tôi dùng app luôn đi, tôi không muốn đọc hết cái đống luật này."

    Một nghị sĩ Quốc hội đã từng tra hỏi Mark Zuckerberg trong cuộc điều trần, thừa nhận rằng kỹ năng công nghệ của mình kém một đứa trẻ 12 tuổi - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, ông cũng đồng tình rằng công nghệ, dù bạn muốn hay không, đang đóng một vai trò ngày một quan trọng trong cuộc sống của mọi người. "Nếu không có gì đạt được từ cuộc điều trần hôm qua và hôm nay, thì ít nhất là phải làm cho người tiêu dùng có thêm chút hiểu biết về chinh xác những gì mà họ đang chia sẻ."

    Michael Wolf, CEO kiêm đồng sáng lập công ty tư vấn công nghệ Activate cho biết: "Vấn đề là các thượng nghị sĩ, trong nhiều trường hợp, đã không được chuẩn bị để hỏi các câu hỏi tra vấn. Vì thế Zuckerberg đã có thể đi theo đúng những luận điểm của anh ta."

    Một nghị sĩ Quốc hội đã từng tra hỏi Mark Zuckerberg trong cuộc điều trần, thừa nhận rằng kỹ năng công nghệ của mình kém một đứa trẻ 12 tuổi - Ảnh 2.

    Một số điểm nhấn từ phiên điều trần tại Thượng viện vào hôm thứ ba bao gồm việc Zuckerberg cho biết anh sẽ tiếp nhận những quy định mới của chính phủ, số lượng người dùng Facebook vẫn chưa có sự sụt giảm nghiêm trọng nào, và rằng Facebook đã không thông báo cho Uỷ ban Thương mại Liên bang về tình trạng lạm dụng dữ liệu.

    Trong năm 2011, Facebook đã đồng ý với Uỷ ban Thương mại Liên bang để giải quyết các cáo buộc rằng nền tảng này đang lừa lọc người tiêu dùng bằng cách nói với họ rằng nền tảng này đang lưu giữ thông tin của họ một cách an toàn, nhưng sau đó lại cho phép dữ liệu đó bị chia sẻ và công bố công khai, theo cơ quan tại thời điểm đó. Cáo buộc yêu cầu Facebook phải trả 40.000 USD cho mỗi vụ vi phạm.

    Facebook đã bác bỏ vi phạm thoả thuận với Uỷ ban Thương mại Liên bang.

    Facebook cho biết họ đã lần đầu tiên biết về vụ rò rỉ dữ liệu với Cambridge Analytica vào năm 2015, và yêu cầu nhóm tư vấn chính trị đó phải xoá dữ liệu. Hiện vẫn chưa rõ liệu Cambridge Analytica đã sử dụng dữ liệu này đến mức nào trong vụ tranh cử tổng thống của Trump vào năm 2016. Zuckerberg đã nói với các thượng nghị sĩ: "Chúng tôi cói đó là một vụ khép kín, và đó là một sai lầm. Chúng tôi lẽ ra không nên tin họ."

    Tham khảo CNBC

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ