Một người vừa bị mất 2 tỷ đồng khi dùng Telegram: Tuyệt đối không làm điều này khi thấy thông báo đăng nhập từ xa!
Chị P bị các đối tượng xấu chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram và theo dõi các cuộc nói chuyện, sau đó can thiệp, thay đổi số tài khoản nhận tiền mà chị P gửi cho anh D thành số tài khoản của đối tượng để chiếm đoạt số tiền 2 tỷ đồng.
- Ông chủ Telegram lần đầu lên tiếng sau khi bị bắt
- Vì sao các vụ lừa đảo giả danh công an thường dùng Zalo, lừa đảo đầu tư dùng Telegram và lừa đảo chuyển tiền dùng Facebook?
- CEO Telegram được tại ngoại, phải nộp 5 triệu euro bảo lãnh
- Chân dung mỹ nhân đi cùng Pavel Durov: Liệu có phải 'gián điệp' trong vụ bắt giữ ông chủ Telegram?
- Vì sao ông chủ Telegram từng gây sốc cho cả thế giới bị bắt?
Ngày 18/9/2024, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận đơn tố giác của chị Đ.T.P. (SN 1984, trú tại phường Ka Long, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) về việc bị lừa đảo mất 2 tỷ đồng bằng phương thức chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram.
Khoảng giữa tháng 8/2024, chị P nhận được tin nhắn từ 1 tài khoản Telegram với nội dung: “Hệ thống sẽ phát hiện xem tài khoản của bạn có đăng nhập từ xa hay không. Vui lòng nhấp vào trang web chính chức để liên kết lại điện thoại di động của bạn”, kèm theo một đường link lạ.
Do thiếu cảnh giác nên chị P đã truy cập vào đường link trên. Đến ngày 8/8/2024, anh D, sinh năm 1996, trú tại Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng liên hệ với chị P qua Telegram để chuyển trả cho chị P 2 tỷ đồng. Chị P nhắn tin bằng Telegram cho anh D 01 số tài khoản thuộc Ngân hàng ACB để anh D chuyển tiền.
Sau khi anh D chuyển tiền và gửi ảnh chụp màn hình kết quả, chị P phát hiện ra tài khoản nhận tiền lại là một tài khoản khác thuộc Ngân hàng Eximbank. Ngay lập tức, chị cùng anh D kiểm tra lại tin nhắn thì phát hiện tin nhắn mà anh D nhận được ở Telegram không phải số tài khoản mà chị đã gửi, thay vào đó là một số tài khoản khác.
Lúc này chị P mới biết mình bị các đối tượng xấu chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram và theo dõi các cuộc nói chuyện, sau đó can thiệp, thay đổi số tài khoản nhận tiền mà chị P gửi cho anh D thành số tài khoản của đối tượng để chiếm đoạt số tiền 2 tỷ đồng.
Theo Phòng Cảnh sát hình sự, đây là phương thức lừa đảo trực tuyến mới, chưa từng ghi nhận tại tỉnh Quảng Ninh. Phòng Cảnh sát hình sự khuyến cáo người dân cảnh giác trước phương thức thủ đoạn mới này.
Ngoài ra, những phương pháp lừa đảo qua Telegram phổ biến hiện nay bao gồm: kẻ gian giả mạo là người kêu gọi khởi nghiệp, người tư vấn công việc, chuyên viên tài chính hỗ trợ khách hàng,...để "khuyến nghị" chuyển tiền nạp vốn đầu tư có lời một cách nhanh chóng; kẻ gian tiếp cận nạn nhân và tìm cách để nạn nhân gửi màn hình chụp có chứa mã OTP của Telegram nhằm chiếm đoạt tài khoản; giả mạo tin nhắn của Telegram gửi thông báo yêu cầu click vào đường link do đối tượng cung cấp, nếu không tài khoản sẽ bị buộc hủy;...
Trước đó, theo ghi nhận của Công an Thành phố Hà Nội, anh H (trú tại Hà Nội) cũng từng bị các đối tượng lừa đảo hack tài khoản Telegram theo cách thức kể trên. Khi truy cập thành công vào tài khoản của anh H, đối tượng đã gửi tin nhắn cho người thân anh H vay hơn 200 triệu đồng rồi chiếm đoạt số tiền trên. Chỉ khi người thân gọi điện thoại trực tiếp cho anh H mới nhận ra mình bị hack tài khoản.
Do đó, để bảo vệ bản thân trước cách mánh khóe lừa đảo ngày càng tinh vi, người dùng tuyệt đối không truy cập vào các đường link lạ, không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP và các thông tin khác theo yêu cầu của các đối tượng để tránh bị lợi dụng, chiếm đoạt tài sản.
Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội, người dùng nên thực hiện một số thao tác bảo mật tài khoản Telegram như: bật tính năng xác thực hai yếu tố; thường xuyên kiểm tra các thiết bị đang đăng nhập tài khoản để kiểm tra cũng như xóa ngay những thiết bị không phải do mình đang sử dụng; tắt thông báo nhận tin nhắn từ người lạ để tránh các tin nhắn lừa đảo; tắt chế độ tự động download file từ các group để tránh tải phải những file có chứa mã độc.
Bên cạnh đó, khi phát hiện mình bị lừa đảo bằng phương thức thủ đoạn tương tự, người dân cần bình tĩnh và liên hệ với Cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời