Một siêu ứng dụng của Trung Quốc bị chỉ mặt thao túng tâm lý người dùng, liên quan đến chứng nghiện điện thoại
Theo các chuyên gia, có bằng chứng cho thấy việc xem những nội dung từ 'siêu vũ khí' này có thể gây ra các bệnh tâm thần.
Theo các chuyên gia, có bằng chứng cho thấy việc xem những nội dung từ 'siêu vũ khí' này có thể gây ra các bệnh tâm thần.
TikTok là ứng dụng thành công nhất lịch sử. Nó xuất hiện vào năm 2017 từ ứng dụng chia sẻ video Douyin của Trung Quốc và chỉ 3 năm sau đã trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất thế giới, thậm chí vượt qua cả Google nếu xét về số lượt tên miền web được truy cập.
Quá trình chinh phục người dùng có “bệ phóng” là thời gian nhàn rỗi đợt phong tỏa COVID-19, song đây không đơn thuần chỉ là may mắn. Thiết kế thuật toán của TikTok biến đây trở thành một ứng dụng mà người dùng khó có thể cưỡng lại.
Với TikTok, thuật toán đề xuất là sản phẩm cốt lõi. Không phải liệt kê sở thích, việc duy nhất bạn cần làm là ngồi xem video, nhấn like nếu thích hoặc lướt qua nếu không ưa. Hành động này sẽ được TikTok ghi nhớ, từ đó tự tạo thói quen xem và điều chỉnh nội dung hiển thị cho phù hợp (có khi thông qua nét mặt của bạn). Video TikTok thường ngắn hơn nhiều so với video trên YouTube, vậy nên, thuật toán thu thập dữ liệu cũng nhanh và tập trung nhiều hơn vào người dùng.
For You ưu tiên các nội dung bắt xu hướng và tức thời, vì vậy có những lúc, các video mang tính xây dựng sẽ bị loại khỏi danh sách để nhường chỗ cho các thông tin “rác” thú vị.
Theo Bloomberg, những video như vậy vô hại, nhưng thuật toán không chỉ hiển thị cho người dùng một nội dung duy nhất. Khi nhận được tín hiệu về sự thu hút, nó sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại nội dung tương tự và ghi dấu trong não người xem. Không ít trào lưu gây hại, sai lệch song bị lan truyền mạnh mẽ là vì vậy.
Theo các chuyên gia, có bằng chứng cho thấy việc xem những nội dung như vậy có thể gây ra bệnh tâm thần hàng loạt. Câu chuyện về những cô gái trẻ khỏe mạnh xem clip về những người mắc bệnh Tourette bất ngờ xuất hiện các triệu chứng tương tự là ví dụ điển hình. Chính vì vậy, TikTok đang bị ví như một loại siêu vũ khí mới có thể tác động đến hành vi con người và thao túng tâm lý chỉ nhờ việc nhấp vào liên kết.
Theo các chuyên gia, mối nguy hiểm lớn nhất của ứng dụng không nằm ở bất kỳ nội dung cụ thể nào mà ở bản chất gây nghiện của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng nghiện điện thoại thông minh, sự co rút chất xám của não và “chứng mất trí do kỹ thuật số” - thuật ngữ ám chỉ chứng lo âu, trầm cảm và suy giảm trí nhớ.
TikTok, hơn bất kỳ ứng dụng nào khác, được thiết kế để cung cấp tới người xem những gì họ muốn. Nó ít quan tâm đến việc họ theo dõi ai, thay vào đó, tìm hiểu xem họ dành bao lâu cho mỗi một clip.
Theo Bloomberg, thời gian trung bình sử dụng TikTok của người dùng Mỹ rơi vào khoảng 29 giờ/tháng, nhiều hơn cả Facebook (16 giờ) và Instagram (8 giờ) cộng lại, theo nhà nghiên cứu di động Data.ai. Scott Galloway, một giáo sư thuộc Đại học New York, đã ví khả năng gây nghiện này giống như một dạng “thuốc phiện”. Cũng bởi TikTok đa màu, đa dạng hóa cả sản xuất âm nhạc và xuất bản trò chơi.
“Tôi thử tải ứng dụng, tìm hiểu nó và bắt đầu xem các video ngắn 15 giây. Một tiếng sau, tôi giật mình và tự hỏi buổi chiều của mình đã trôi qua quá nhanh”, một người dùng nói. “Bằng một cách nào đó, tôi bị nghiện ngay từ lần thử đầu tiên”.
Không dừng lại ở đó, TikTok còn dính bê bối truy cập dữ liệu người dùng, sau đó trở thành tâm điểm tranh cãi liên quan đến bảo mật thông tin. Cụ thể, hồi tháng 7/2022, trong bức thư gửi đến 9 nghị sĩ Mỹ, Shou Zi Chew, CEO TikTok thừa nhận các nhân viên tại trụ sở công ty ở Trung Quốc có thể truy cập một số thông tin của người dùng Mỹ, song khẳng định các thông tin trên không được chia sẻ với chính phủ Trung Quốc. Việc truy cập diễn ra trong môi trường an ninh mạng được kiểm soát chặt chẽ, bằng giao thức xác thực do nhóm bảo mật của TikTok tại Mỹ giám sát.
Cũng trong bức thư này, Chew cho biết TikTok đang làm việc với chính phủ Mỹ để tăng cường bảo mật dữ liệu và đáp ứng yêu cầu của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) - nhóm cơ quan chính phủ chuyên xem xét các thương vụ thâu tóm công ty Mỹ ở nước ngoài.
Dẫu vậy, trong 3 năm qua, thiếu hụt lòng tin của Mỹ với TikTok càng trở nên sâu sắc. Năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn yêu cầu ByteDance rao bán TikTok nếu vẫn muốn phát hành ứng dụng tại Mỹ.
“Niềm tin của công chúng mà chúng ta bỏ nhiều công sức để xây dựng đã bị hủy hoại đáng kể bởi hành vi sai trái từ một số cá nhân”, Liang Rubo, Giám đốc điều hành ByteDance, viết cho nhân viên trong một email nội bộ.
Đáp lại, TikTok lên kế hoạch triển khai Dự án Texas. Đây được đánh giá là một trong những kế hoạch kỹ thuật cao chưa từng có nhằm ngăn chặn hầu hết các hoạt động của TikTok tại Mỹ khỏi công ty mẹ Trung Quốc ByteDance. Hàng nghìn nhân sự và hơn 1,5 tỷ USD đã được huy động để xây dựng dự án này, theo The Verge.
Để biến Dự án Texas trở thành hiện thực, TikTok hiện đang phải phụ thuộc vào Oracle - công ty nơi nhà sáng lập Larry Ellison tận dụng các mối quan hệ với tư cách là nhà tài trợ có tầm ảnh hưởng nhằm đảm bảo sự ủng hộ của giới chức trong giai đoạn đầu đàm phán. Nếu đề xuất được chấp thuận, TikTok sẽ phải tiêu tốn khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD/ năm để duy trì dự án.
Không biết Dự án Texas có làm hài lòng chính phủ hay không, song có lẽ nó sẽ khiến cơ hội được làm việc tại TikTok trở nên khó khăn hơn. Phiên bản TikTok của Mỹ sẽ phải được Oracle giải mã hoàn toàn, xây dựng lại và phân phối tới các cửa hàng ứng dụng Mỹ. Phía Oracle cũng sẽ phải xem xét mọi bản cập nhật ứng dụng để đảm bảo bảo mật cho người dùng.
Theo: The Verge, Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nâng cấp lớn của iPhone 16 mà Apple không đề cập
Không rõ lý do tại sao Apple lại không "đả động" gì về nâng cấp này.
Samsung ra mắt điện thoại giá chỉ 2 triệu có thiết kế đẹp, dùng chip của Bphone A40, camera 50MP, pin 5.000mAh