Một tổ chức dành cho giáo viên ở Canada nhưng giàu hơn cả Amazon và Meta: Làm chủ từ sân bay đến BOT, tài sản trải khắp 5 châu
Dù chỉ chịu trách nhiệm quản lý lương hưu cho giáo viên thuộc tỉnh bang Ontario (Canada) nhưng tổ chức này lại sở hữu trong tay hàng loạt tài sản “trái ngành” từ châu Âu đến châu Đại Dương: sân bay, đường BOT và cả… trang trại nuôi trồng thủy sản.
- Dù nhìn giống như cáo, nhưng đây lại là loài chó hoang có thể giết được hổ
- Vì sao cá voi đầu cong lại không thể bị ung thư?
- Loại hạt trở thành 'vũ khí bí mật' giúp 4 em nhỏ sinh tồn 40 ngày trong rừng
- Loài chuột to nhất thế giới còn tồn tại, có thể nặng tới nửa tạ
- Một công tắc trên máy bay khiến tất cả hành khách và phi công rơi vào hôn mê, 121 người tử vong
Toronto Eaton Centre - một trong những trung tâm thương mại đông đúc bậc nhất Canada nói riêng và Bắc Mỹ nói chung, với hơn 230 cửa hàng và nhà hàng.
Nhà máy khử muối Sydney - một phần quan trọng trong hệ thống nước sạch của thành phố đông dân nhất Australia, có khả năng đáp ứng nhu cầu của hơn 1,5 triệu người.
Sân bay Brussels (Bỉ) - nơi từng được bầu là sân bay tốt nhất châu Âu năm 2005 do ACI/IATA thăm dò trên 100.000 hành khách trên khắp thế giới.
Ba địa điểm này tưởng như không liên quan đến nhau, nhưng hóa ra lại có một điểm chung: thuộc sở hữu (một phần hoặc toàn phần) của Quỹ Hưu trí cho Giáo viên Ontario (OTPP).
Đúng như tên gọi của mình, OTTP là một tổ chức độc lập chịu trách nhiệm quản lý lương hưu theo quyền lợi xác định cho giáo viên của tỉnh bảng Ontario (Canada). OTTP sẽ dùng khoản tiền mà các giáo viên đóng góp hàng tháng để đầu tư sinh lời, đảm bảo phúc lợi lâu dài cho họ.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng OTTP là chủ sở hữu của một loạt dự án đường BOT ở Ấn Độ, 5 sân bay trên toàn thế giới (Birmingham, Bristol, London City, Copenhagen và Brussels) và Atlantic Aqua Farms - trang trại nuôi trồng thủy sản hàng đầu Bắc Mỹ. Họ từng nắm trong tay CLB bóng rổ Toronto Raptors nổi tiếng Canada trước khi bán nó cho MLSE vào năm 2011.
Vậy làm thế nào mà một quỹ lương hưu giáo viên lại phát triển lớn mạnh đến như vậy?
Sự ra đời của “Mô hình Canada”
Vào thập niên 80, quỹ lương hưu của các giáo viên Ontario được điều hành trực tiếp bởi chính quyền địa phương. Tiền chỉ được đầu tư vào trái phiếu chính phủ - một lựa chọn cực kỳ an toàn. Thế nhưng, cũng chính vì an toàn mà phương thức đầu tư này đem lại lợi nhuận ròng rất thấp về lâu dài: chỉ 1%.
Không bằng lòng với số tiền ít ỏi kiếm được, các giáo viên và chính quyền Ontario đã ngồi xuống bàn bạc để tìm ra giải pháp mới. Họ quyết định sẽ thành lập một quỹ lương hưu hoàn toàn độc lập để có thể tự do đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó, một mô hình đầu tư lương hưu mới đã ra đời, nay được biết đến dưới tên gọi “Mô hình Canada”.
Thông thường, tiền sẽ được ủy thác cho nhiều “nhà quản lý” khác nhau. Họ là những nhà đầu tư tư nhân, được trả một khoản phí đắt đỏ để thay mặt các tổ chức và cá nhân giàu có đầu tư sinh lời. Do đó, công việc chính của một quỹ lương hưu là tìm và chọn đúng người để gửi gắm số tiền khổng lồ của mình.
Tuy nhiên, OTTP không muốn đi theo con đường này. Họ muốn tự mình xây dựng một nhóm đầu tư riêng nhằm tiết kiệm chi phí, chứ không đầu tư tiền vào các quỹ phòng hộ hay quỹ cổ phần tư nhân bên ngoài. Thậm chí, tổ chức này còn mở hẳn văn phòng làm việc tại Singapore để tự quản lý tài sản của mình ở khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, thay vì thuê nhân lực bản địa.
3 nguyên tắc làm nên thành công của OTTP
Với “Mô hình Canada”, đầu tư trực tiếp mới chỉ là bước đầu để thành công. Bước thứ hai là phải chọn đúng thứ để đầu tư, và may mắn là OTTP đã làm tốt việc này.
Trong khi các quỹ lương hưu khác chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, OTTP lại quan tâm hơn đến việc mua lại hoàn toàn các công ty, hoặc các cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất (bởi lẽ bản chất dài hạn của cơ sở hạ tầng phù hợp với mục tiêu sinh lời dài hạn của quỹ lương hưu).
Nói một cách hài hước, chỉ riêng việc bạn đáp chuyến bay tới Brussels (Bỉ), uống nước ở Sydney (Australia) hay lái xe ở Karnataka (Ấn Độ) cũng là đang giúp một cựu giáo viên ở Ontario có tiền tu sửa căn bếp của mình.
Bước thứ ba quan trọng không kém khi áp dụng “Mô hình Canada” là tìm đúng người, dùng đúng chỗ. Để vận hành trơn tru như một quỹ phòng hộ hay quỹ cổ phần tư nhân thực thụ, OTTP không ngại chi một khoản tiền đáng kể - hơn hẳn nhiều quỹ hưu trí khác - cho công tác nhân sự.
Ron Mock - cựu CEO của OTTP - được trả tới 5,6 triệu CAD (khoảng 99,6 tỷ VNĐ) vào năm 2018. Trong khi đó, người đứng đầu của Hệ thống Hưu trí Giáo viên bang California - quỹ hưu trí cho giáo viên lớn nhất nước Mỹ - chỉ nhận mức lương 282.000 USD (khoảng 6,6 tỷ VNĐ).
OTTP không chỉ trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới, mà còn là tổ chức thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Hiện tại, theo số liệu từ CompaniesMarketcap.com, OTTP có khối tài sản thuần lên đến 187 tỷ USD, cao hơn cả Amazon (154 tỷ USD) và Meta Platforms (124 tỷ USD).
Tờ The Economist đã dành không ít lời khen “có cánh” cho OTTP vào năm 2012: “Suốt 10 năm qua, OTPP đã thu về tổng lợi nhuận cao nhất trong số 330 quỹ hưu trí công và tư nhân lớn nhất thế giới”.
Quỹ hưu trí này đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện đời sống của khoảng 333.000 giáo viên tại Ontario, bao gồm cả những người đang giảng dạy và đã về hưu. Năm 2013, mức lương hưu trung bình của giáo viên Ontario là 49.300 CAD (877 triệu VNĐ), cao hơn hẳn so với mức 35.400 CAD (629 triệu VNĐ) của tỉnh bang British Columbia và 37.400 CAD (665 triệu VNĐ).
(Nguồn:Tổng hợp)
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời