Mù lòa và thậm chí tử vong sau khi phục hồi, biến thể mới của Covid-19 ở Ấn Độ đáng sợ đến mức nào?
Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi điều trị thành công Covid-19 đã nhiễm một căn bệnh quái ác cướp đi ánh sáng và thậm chí là sinh mạng của họ với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Gần đây, tình dịch bệnh ở Ấn Độ đang trở thành tâm điểm chú ý, chắc chắn đây cũng trở thành hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia trên toàn thế giới: Đại dịch chưa hề kết thúc và không thể coi thường sự xuất hiện và lây lan của virus biến thể mới.
Theo những thông báo từ BBC, tại Ấn Độ, càng ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc covid-19 biến thể mới sau khi phục hồi đã nhiễm một loại bệnh mang tên mucormycosis, cuối cùng sẽ dẫn đến mù lòa và thậm chí là tử vong.
Mucormycosis là một loại bệnh nhiễm trùng gây ra bởi nhiều chủng nấm đa dạng bao gồm Rhizopus, Rhizomucor, và Mucor. Những sợi nấm này sẽ xâm nhập vào mạch máu, dẫn đến hoại tử mô tiến triển ở vòm họng, xương quanh ổ mắt hoặc hệ thống xoang gây ra những tổn thương cho vùng mũi, não, đường tiêu hóa và cả hô hấp.
Sau khi nhiễm trùng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy máu, mắt sưng đau, sụp mí mắt. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới mù lòa, phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu. Đồng thời, vùng da quanh mũi bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện những đốm đen.
Sau lần thứ hai biến chủng virus mới quét qua Ấn Độ, số lượng trường hợp mắc Mucormycosis sau khi nhiễm Covid-19 chủng mới tăng lên. Một số bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ở Mumbai cho biết, môt lượng lớn bệnh nhân đã phải tiến hành phẫu thuật ngay khi vừa mới phục hồi sau Covid-19.
Đây là một loại bệnh cực hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong lại lên đến 50%, thường gặp ở những người suy giảm khả năng miễn dịch (như bệnh nhân tiểu đường, ung thư, AIDS,...). Đặc biệt, các chuyên gia Ấn Độ tin rằng, bệnh Mucormycosis gặp ở những người từng nhiễm Covid-19 chủng mới là do việc sử dụng loại thuốc Steroid trong điều trị.
Như vậy, nó đã trở thành một vòng tuần hoàn chết chóc: Để điều trị Covid-19 chủng mới phải dùng đến Steroid, nhưng sau khi khỏi bệnh thì chính Steroid này lại là hung thủ gây nên Mucormycosis với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Akshay Nair, một chuyên gia tai mũi họng làm việc tại Mumbai, nói với BBC, vào tháng 4 năm nay, ông đã chứng kiến ít nhất 40 bệnh nhân phục hồi sau Covid-19 chủng mới mắc Mucormycosis. Hầu hết những bệnh nhân này trước đó đã có tiền sử tiểu đường.
Tiến sĩ Nair nói rằng bệnh Mucormycosis xuất hiện ngay khi bệnh nhân mắc Covid-19 chủng mới vừa thuyên giảm. Chỉ trong 1 ngày, phải có đến hơn 10 trường hợp bệnh nhân phải cắt bỏ nhãn cầu để sống sót.
Tỷ lệ nhiễm loại bệnh này ở Ấn Độ trong làn sóng đại dịch thứ hai này lớn hơn lần trước. Tiến sĩ Nair nói, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 2 năm nay, ông và những đồng nghiệp của mình tại Mumbai, Delhi, Hyderabad, Bangalore và Pune chỉ phát hiện được 58 trường hợp mắc Mucormycosis sau phục hồi. Hầu hết những người này nhiễm bệnh sau khi đã điều trị khỏi Covid-19 khoảng 12 - 15 ngày.
Bệnh viện Sion ở Mumbai hiện là một trong những bệnh viện bận rộn nhất. Năm ngoái, họ chỉ tiếp nhận tổng cộng 6 trường hợp mắc Mucormycosis, nhưng trong hai tháng qua, con số này đã lên đến 24 người.
Theo Renuka Bradoo, trưởng khoa tai mũi họng của bệnh viện này cho biết, trong số 24 người được bệnh viện tiếp nhận, đã có 11 người mù hoàn toàn và 6 người khác tử vong.
Ông còn nói thêm, những người bệnh này đều mắc bệnh tiểu đường và trong độ tuổi trung niên. Họ mắc phải Mucormycosis 2 tuần sau khi điều trị khỏi Covid-19 chủng mới.
Ở Bengaluru ở miền nam Ấn Độ lại rơi vào tình trạng khác.
Raghuraj Hegde, một bác sĩ phẫu thuật mắt ở địa phương cho biết anh đã tiếp nhận 19 bệnh nhân trong hai tuần qua, nhưng hầu hết là những người trẻ tuổi. Tiến sĩ Hegde nói rằng, có một vài bệnh nhân vì sức khỏe quá yếu nên không thể tiến hành phẫu thuật.
Bệnh nhân trẻ nhất mà tiến sĩ Hegde tiếp nhận là một bệnh nhân nam 27 tuổi, không hề mắc bệnh tiểu đường như những trường hợp khác. Cuối cùng, anh phải tiến hành cắt bỏ nhãn cầu.
So với đợt dịch đầu tiên thì ở lần này, số ca nhiễm Mucormycosis với biểu hiện nghiêm trọng hơn. Tiến sĩ Hegde còn cho biết thêm, trong vòng 10 năm trở lại đây, số ca mắc Mucormycosis mỗi năm chưa từng quá 2 người.
Các tiến sĩ cũng cho hay, rất nhiều người đến bệnh viện quá muộn, mắt đã bắt đầu mù lòa và chỉ có thể cắt bỏ nhãn cầu cầu và thậm chí là cả xương hàm để vi khuẩn không ăn xâm nhập vào não.
Hiện tại, loại thuốc hiệu quả nhất điều trị căn bệnh này có giá 48 USD/mũi tiêm và bắt buộc phải tiêm mỗi ngày trong tám tuần liên tục. Với mức chi phí lớn như vậy chắc chắn sẽ khiến nhiều người bệnh cảm thấy tuyệt vọng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"