Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra

    T.Dương, Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp 

    Chỉ bằng vài cú click chuột trên trang tìm kiếm Ecosia, bạn đã có thể góp sức mình cứu lấy Amazon hay nhiều khu rừng khác trên Trái Đất.

    Rừng Amazon đang kêu cứu. Những vụ cháy tại đây ngày một gia tăng, khiến chính phủ Brazil phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Dù chưa phải cao điểm của mùa khô, số lượng vụ cháy rừng đã lên tới con số kỷ lục, 73.000, tăng 83% so với năm ngoái.

    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 1.

    Trong khi "lá phổi xanh" của Trái Đất vẫn đang chìm trong biển lửa, thông điệp "cứu lấy Amazon" đang được truyền đi khắp nơi. Nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn có thể quyên góp tiền trực tiếp cho các tổ chức, quỹ hoạt động vì môi trường. Bên cạnh đó, có một cách dễ dàng hơn mà hầu hết chúng ta đều có thể thực hiện. Chỉ bằng việc tìm kiếm, tra cứu trên công cụ Ecosia, bạn đã góp công trồng thêm nhiều cây xanh hơn cho Amazon và nhiều khu vực khác trên thế giới.

    Ecosia là gì?

    Trước khi nảy ra ý tưởng thành lập Ecosia, Christian Kroll vốn là một nhà môi giới chứng khoán. Tháng 12/2009, sau một chuyến đi vòng quanh thế giới, từ Ấn Độ, Thái Lan đến Nepal, Argentina hay Brazil và chứng kiến thực trạng tồi tệ của nạn phá rừng cũng như ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái, anh đã quyết định dành toàn bộ con đường sự nghiệp tiếp theo của mình cho cây cối.

    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 2.

    Christian Kroll, cha đẻ của công cụ tìm kiếm Ecosia.

    Christian muốn biến việc tra cứu, sử dụng công cụ tìm kiếm - điều mà hầu hết mọi người chúng ta đều thực hiện thường xuyên, thành một việc có ý nghĩa hơn. Nhờ kinh nghiệm xây dựng một vài website từ khi còn đi học nên anh cũng có chút nền tảng kiến thức và hiểu cách các công cụ tìm kiếm trên internet như Google vận hành.

    Sau năm năm nghiên cứu và chuẩn bị, đến 2014, công cụ tìm kiếm Ecosia.org chính thức ra mắt tại Berlin, Đức.

    Cứ "tìm kiếm" là thêm cây xanh được trồng

    Tương tự như các công cụ tìm kiếm hay nhiều trang web khác, doanh thu của Ecosia đến từ việc bán quảng cáo. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, họ mang 80% lợi nhuận thu được đóng góp cho các tổ chức hoạt động vì môi trường để trồng cây xanh. Một cái nhìn đơn giản hơn, cứ 45 lần tìm kiếm trên Ecosia.org đồng nghĩa với việc một cây xanh mới được trồng thêm.

    Xét về quy mô, chắc chắn Ecosia vẫn còn là một công ty nhỏ so với gã khổng lồ Google. Sau năm năm ra mắt, công cụ tìm kiếm này đã thu hút hơn 8 triệu người dùng, còn rất khiêm tốn so với "dân số" 1,17 tỷ người của Google. Nhìn chung, tính năng tìm kiếm của công cụ "xanh" có giao diện thân thiện và nhanh nhạy, dù lượng kết quả trả về có thể ít hơn so với Google.

    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 3.

    Giao diện của Ecosia.

    Nhưng đóng góp của Ecosia lại là điều đáng nói. Tính đến 2019, Ecosia tuyên bố họ đã trồng được 65 triệu cây trên khắp các quốc gia như Brazil, Peru, Madagascar, Nicaragua, Haiti, Colombia, Tây Ban Nha, Ma-rốc, Indonesia,…

    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 4.

    Hơn 65 triệu cây đã được Ecosia trồng khắp các khu vực trên thế giới.

    Với doanh thu hàng tháng hiện nay đạt 1,5 triệu EUR, sau khi trừ đi các chi phí, trung bình khoảng hơn 800.000 EUR được đầu tư vào các dự án trồng cây gây rừng. Bên cạnh đó, công ty đang lên kế hoạch đầu tư vào các dự án lớn hơn như nhà máy năng lượng mặt trời.

    Ecosia có đáng tin?

    Trong khi hầu hết các ông lớn công nghệ đều nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận của mình, nhà sáng lập Christian tuyên bố họ theo đuổi việc tối đa hóa số cây được trồng. Tuy nhiên, với phương châm hoạt động đi ngược lại với số đông, Ecosia cũng phải đối mặt vói nhiều sự hoài nghi. Không ít người đặt ra câu hỏi rằng: "Công ty có thực sự trồng cây như cam kết?"

    Đến thời điểm hiện tại, qua những dự án, thước phim được ghi lại và cập nhật thường xuyên trên website cùng kênh youtube riêng, chúng ta có thể yên tâm rằng Ecosia đang thực hiện đúng cam kết của mình.

    Công ty không đơn phương thực hiện các dự án mà kết hợp với người dân, các tổ chức ở từng nơi họ đặt chân đến. Những loại cây trồng được chọn phù hợp với thời tiết khí hậu và được giao lại cho người dân chăm sóc, thu hoạch, tạo thu nhập cho gia đình.

    Ví dụ, ở Senegal, nơi có nạn phá rừng, độc canh hoành hành. Ecosia đã đến và vận động người dân trồng hơn 1,2 triệu cây cùng nhiều loại rau quả khác nhau. Cây tạo ra một vi khí hậu bảo vệ, cung cấp bóng râm và độ ẩm, bảo vệ cây trồng khỏi gió và động vật. Đồng thời, các gia đình hiện có thể sản xuất và bán thực phẩm quanh năm, tăng thu nhập, ngay cả trong mùa khô.

    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 5.
    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 6.
    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 7.
    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 8.
    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 9.

    Dự án trồng cây lâu năm xen cây nông nghiệp ở Senegal không chỉ giúp giảm nạn phá rừng mà còn đem lại cuộc sống ấm no hơn cho người dân.

    Đó còn là những đồi cà phê  ở Ethiopia, hợp tác cùng hiệp hội phụ nữ, giúp họ độc lập hơn về tài chính hay những trái baobab được trồng ở Ghana.

    Google mất 20 năm đề vươn lên trở thành công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất nhưng cũng không ít lần làm mất lòng người dùng vì những vấn đề liên quan đến bảo mật, chính sách. Trong khi đó, Ecosia, sau năm năm ra mắt, đã có những đóng góp bằng người thật, việc thật cho môi trường và cả xã hội.

    Muốn cứu Trái đất hãy bỏ Google: Công cụ tìm kiếm này dành 80% lợi nhuận để trồng rừng, cứ 45 lượt sử dụng lại thêm một cây xanh mới được tạo ra - Ảnh 10.

    Từ năm 1990 - 2016, có hơn 1,3 triệu km2 diện tích rừng trên thế giới bị phá hủy - còn rộng hơn cả Nam Phi. Các nhà hoạt động môi trường ước tính phải trồng đến 1,5 tỷ cây xanh để cứu Trái Đất. Cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp như Ecosia, và cũng cần nhiều hơn sự chung tay của mỗi cá nhân để giữ lấy màu xanh cho hành tinh này.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ