Muốn thống trị thế giới về AI, Trung Quốc phải thuyết phục được số sinh viên tại Mỹ về nước trước đã
Mỹ là quốc gia có 5 trong số 10 đại học hàng đầu thế giới trên lĩnh vực AI, bao gồm thị giác máy tính và học máy, còn Trung Quốc chỉ có 3 mà thôi.
- Samsung sẽ giới thiệu người nhân tạo tại CES 2020
- Dù không biết nếm, trí tuệ nhân tạo vẫn có thể đánh giá đây là quán ramen ngon nhất Tokyo
- Những phát ngôn điên rồ nhất của Elon Musk về sao Hỏa, loài người và trí tuệ nhân tạo
- Trung Quốc: Đi tè quá 15 phút sẽ bị trí tuệ nhân tạo gọi người tới bắt
- Microsoft phát triển trí tuệ nhân tạo để chơi mạt chược, thực chiến hơn 5.000 trận đã đánh ngang ngửa cao thủ thế giới
Sau hơn một thập kỷ làm việc tại Mỹ, Zheng Yefeng cảm thấy anh như đã chạm phải một rào cản vô hình. Anh cũng thấy được khoảng cách trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo giữa Trung Quốc và Mỹ đang dần thu hẹp lại.
Năm ngoái, Zheng - vốn là một nhà nghiên cứu tại Siemens Healthcare ở New Jersey - đã đưa ra một quyết định có thể giải quyết được cả hai vấn đề cùng lúc. Anh chấp nhận lời mời về làm lãnh đạo một nhóm nghiên cứu và phát triển y khoa tại phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo YouTu của Tencent ở Thâm Quyến, nơi được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc.
"Hầu như không còn cơ hội để thăng tiến nếu tôi ở Mỹ" - anh nói, miêu tả một tình thế tiến thoái lưỡng nan mà lực lượng lao động Trung Quốc làm việc trong ngành công nghệ Mỹ phải đối mặt.
Vì cuộc thương chiến Mỹ - Trung, những công dân mang quốc tịch Trung Quốc trong ngành công nghệ Mỹ cũng bị kiểm soát gắt gao hơn, và những người như Zheng lựa chọn quay về quê nhà để làm việc trong lĩnh vực AI đang nóng lên từng ngày, đặc biệt sau khi chính phủ Trung Quốc xem AI là một ưu tiên của quốc gia. Những ứng dụng đa dạng của công nghệ này đã thu hút hàng tỷ đô vốn đầu tư mạo hiểm, tạo neenn những startup giá trị "khủng" như SenseTime và ByteDance, và làm nổ ra một cuộc chiến nhằm lôi kéo các tài năng giữa các công ty.
Điều này đã tạo nên một mối quan hệ cộng sinh kỳ lạ giữa hai quốc gia đang cạnh tranh nhau để trở thành siêu cường AI. Phía Mỹ, với hệ thống giáo dục sau đại học ưu việt hơn, là nơi huấn luyện và đào tạo cho những nhà khoa học chuyên về AI đến từ Trung Quốc như Zheng (anh này lấy bằng Tiến sỹ tại Đại học Maryland sau khi hoàn tất bằng Cử nhân và Thạc sỹ tại Đại học Tsinghua ở Trung Quốc).
"Nhiều giáo sư tại Trung Quốc có khả năng học thuật tuyệt vời, nhưng nếu xét về số lượng các giáo sư đầu ngành, thì Mỹ đang dẫn trước" - Luo Guojie, người đã chấp thuận lời mời của Đại học Bắc Kinh về làm trợ lý giáo sư sau khi học ngành khoa học máy tính tại Mỹ.
Trong số các sinh viên quốc tế chuyên ngành khoa học máy tính và toán học tại các trường đại học Mỹ, số có quốc tịch Trung Quốc có số lượng đông thứ 3 sau Ấn Độ và Nepal, tính trong niên học 2018 - 2019, tức chiếm khoảng 19.9%.
Khi được phỏng vấn bởi tờ South China Morning Post, nhiều kỹ sư AI Trung Quốc trước đây từng quyết định ở lại và làm việc tại Mỹ sau khi học xong đã chia sẻ một số thông tin đáng chú ý mà chúng ta sẽ đề cập trong phần tiếp theo dưới đây. Những sinh viên này chỉ đồng ý tiết lộ tên họ bởi tính nhạy cảm của vấn đề họ nói ra.
Một anh chàng người Bắc Kinh, 25 tuổi, họ Lin, từng tốt nghiệp tại một trong những trường kỹ thuật tốt nhất của Trung Quốc trước khi sang Mỹ học thạc sỹ ngành khoa học máy tính năm 2017. Như một số người bạn đồng môn, anh nhận thấy rằng phương pháp dạy học ở Trung Quốc đã lỗi thời.
"Thật không thể tưởng tượng được rằng một bài thi cuối kỳ về lập trình mà vẫn yêu cầu bạn phải tự viết tay các dòng lệnh, thay vì cho chạy và thử trên máy tính" - Lin nói. Anh hiện đang là kỹ sư phần mềm cho Google ở Thung lũng Silicon.
"Dù tôi vẫn phải viết tay các bài thi (tại Mỹ), chúng tôi có được nhiều cơ hội thực hành trong phòng thí nghiệm hơn, và có thể tự làm các dự án của riêng mình" - anh nói thêm.
Một kỹ sư phần mềm Facebook, họ Zhuang, cũng có trải nghiệm tương tự tại trường đại học anh từng học ở Thượng Hải.
"Nhiều sinh viên kỹ thuật (tại Trung Quốc) vẫn đọc sách giáo khoa lỗi thời và thiếu thực hành trong phòng thí nghiệm" - anh nói. "Kỹ thuật lập trình AI đã tiến rất nhanh trong vài thập kỷ qua, có nghĩa nhiều sinh viên Trung Quốc không được tiếp cận với những kiến thức cập nhật mới nhất trong lĩnh vực này, ít nhất là trong phạm vi lớp học".
Zhuang còn nhấn mạnh rằng nhiều lớp học tại Trung Quốc đang giảng dạy bằng tiếng Trung Quốc, có nghĩa là các sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật không sành sỏi tiếng Anh, vốn là ngôn ngữ chính thống của cộng đồng nghiên cứu AI toàn cầu.
Nước Mỹ là nơi có 5 trong số 10 trường đại học hàng đầu thế giới trên lĩnh vực AI, bao gồm thị giác máy tính và học máy, trong khi Trung Quốc chỉ có 3 mà thôi. Đại học Carnegie Mellon (CMU) ở Pennsylvania xếp hạng 1, trong khi Đại học Tshinghua của Trung Quốc xếp hạng 2 - theo CSrankings.
Sở hữu những viện nghiên cứu hàng đầu và một nền văn hóa mở khuyến khích tự do ngôn luận, bao gồm cả việc tự do truy cập Internet, Mỹ đã trở thành một "thỏi nam châm" thu hút những sinh viên AI sáng giá nhất trên thế giới.
Trong năm 2018, 62,8% số bằng Tiến sỹ ngành khoa học máy tính, công nghệ thông tin, và kỹ sư máy tính tại Mỹ được trao cho các sinh viên đến từ nước ngoài.
"Để xây dựng nên những trường đại học tốt nhất là không hề dễ dàng" - Gunther Marten, một quan chức cấp cao trong phái đoàn của EU đến Trung Quốc phát biểu bên lề Hội thảo Internet Thế giới ở Vũ Hán hồi tháng 10. "Đại học là một không gian tự do ngôn luận, trong khi đó ở Trung Quốc không phải vậy".
Biểu đồ cho thấy số lượng học giả AI từ nước ngoài sống tại Mỹ trình bài tham luận tại Hội thảo về Hệ thống xử lý thông tin thần kinh năm 2018
Khi các sinh viên học AI tại Mỹ hoàn tất chương trình nghiên cứu, hầu hết sẽ tận dụng một điều luật cho phép họ ở lại nước này trong 3 năm tiếp theo để mài dũa kinh nghiệm làm việc.
Trong số các học giả nước ngoài tham gia Hội thảo về Hệ thống xử lý thông tin thần kinh (NIPS) vào năm 2018 - một sự kiện lớn về học máy dành cho các giáo sư AI, 87% số học giả trình bài tham luận là những người đã đến làm việc tại các trường đại học ở Mỹ hoặc các viện nghiên cứu sau khi đã hoàn thành chương trình Tiến sỹ.
"Trung Quốc có nhiều trường đại học và công ty tuyệt vời, đặc biệt trên các lĩnh vực phụ nhất định của AI như thị giác máy tính, nhưng nhiều người vẫn ngần ngại đến Trung Quốc vì môi trường chính trị, chất lượng cuộc sống, và các vấn đề về nơi làm việc" - Remco Zwetsloot, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Bảo mật và Công nghệ mới nổi của Đại học Georgetown cho biết.
Một số kỹ sư AI người Trung Quốc được đào tạo tại Mỹ cho biết họ sợ văn hóa làm việc 996 của Trung Quốc: làm từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần. Các công ty công nghệ Trung Quốc thường yêu cầu nhân viên phải làm việc trong thời gian dài để chứng minh sự tận tụy của họ.
Lin, một người Bắc Kinh, nay làm cho Google, từng thực tập tại một trong những công ty Internet lớn nhất Trung Quốc, cho biết: "Tôi làm liên tục từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ. Tại Google, tôi thấy khó hiểu vì nhiều người tại đây chỉ làm đến 5 giờ chiều, vậy mà Google vẫn là công ty hàng đầu thế giới". Lin cho biết anh sẽ vui vẻ quay về Trung Quốc nếu văn hóa làm việc 996 nói trên trở nên dễ chịu hơn.
Sinh viên đại học Tshinghua ở Bắc Kinh trong lễ tốt nghiệp
Chen, một nữ sinh viên đã tốt nghiệp tại Carnegie Melon, mới đây đã chấp nhận lời mời làm việc từ Google, từng thực tập tại kỳ lân AI trụ sở ở Bắc Kinh là SenseTime, nơi cô phải làm từ 10 giờ sáng đến 8 - 10 giờ tối hầu hết các ngày trong tuần.
Một người phát ngôn của SenseTime cho biết công ty này đã và đang áp dụng giờ giấc làm việc linh hoạt cho mọi nhân viên của mình.
Bên cạnh việc cân bằng giữa công việc - cuộc sống, sinh viên Trung Quốc sau tốt nghiệp tìm kiếm công việc ở Thung lũng Silicon vì được trả lương cao hơn.
"Nếu tinh thu nhập trước thuế, nhiều người trong chúng tôi được trả hơn 1 triệu Nhân dân tệ (142.000 USD) mỗi năm, nhưng ở Trung Quốc, mức lương cao nhất được trả cho sinh viên mới ra trường chỉ khoảng 200.000 - 300.000 Nhân dân tệ (28.000 - 43.000 USD)" - Chen nói.
Dẫu vậy, với những người Trung Quốc có dự định ở lại Mỹ lâu dài, rào cản lớn mà họ gặp phải là làm sao để có được visa công việc, đặc biệt trong tình hình thương chiến hiện nay. Hầu hết các nhân viên trong lĩnh vực AI đều đang sở hữu visa H-1B, vốn cho phép các công ty Mỹ tuyển dụng các nhân viên nước ngoài với trình độ chuyên môn như IT, tài chính, và kỹ sư.
Tuy nhiên, số lượng visa H-1B không dành cho người nhập cư đã bắt đầu sụt giảm kể từ năm 2016 khi đã đạt đỉnh ở con số 180.000 - theo Bộ ngoại giao Mỹ, và các công ty công nghệ Mỹ đã lên tiếng than phiền rằng sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Trump đã khiến quy trình xét duyệt visa trở nên lâu hơn và phức tạp hơn.
Vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump yêu cầu xem xét lại chương trình visa H-1B, nói rằng ông không muốn các công ty Mỹ thuê nhân công giá rẻ người nước ngoài, khiến người Mỹ mất việc. Ông còn muốn ưu tiên cho những người có kỹ năng cao và hạn chế số đối tượng muốn sang Mỹ bởi có người thân trong gia đình đang ở đây.
Các sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học từ các quốc gia nước ngoài có thể ở Mỹ với visa sinh viên trong tối đa 3 năm, và trong thời gian này họ phải tìm cách để có được visa công việc, vốn được cấp theo một cơ chế không được tiết lộ. Các sinh viên nước ngoài đã và đang làm việc tại Mỹ có thể đăng ký nhận thẻ xanh, loại thẻ cho phép họ trở thành công dân vĩnh viễn tại đây.
Sau khi làm việc cho một công ty công nghệ lớn của Mỹ trong gần 3 năm nhờ visa sinh viên, một kỹ sư phần mềm người Trung Quốc cho biết cô được điều chuyển đến văn phòng Bắc Kinh của công ty Mỹ đó vào năm ngoái vì không kiếm được visa công việc H-1B.
"Dù có lẽ có một vài trường hợp đặc thù, có vẻ như tình hình căng thẳng hiện nay - ít nhất là trong vài tháng trước - không dẫn đến những thay đổi đáng chú ý về tổng số sinh viên Trung Quốc ở lại Mỹ sau tốt nghiệp" - Zwetsloot nói.
Một số nhà khoa học AI Trung Quốc sử dụng Twitter để công bố quyết định ở lại của họ. Chen Tianqi, người vừa nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học Washington ở Seattle, và Jun-Yan Zhu, một cựu sinh CMU và UC Berkeley, hiện đang làm cho Adobe, đều từng đăng tweet rằng họ sẽ làm việc tại Cernegie Mellon với vai trò trợ lý giáo sư vào năm sau.
Để đạt được mục tiêu biến Trung Quốc thành "trung tâm cải tiến AI chính của thế giới" vào năm 2030, chính quyền trung ương Trung Quốc đã đẩy mạnh các nỗ lực nhằm thu hút các tài năng được đào tạo tại Mỹ.
Sự gia tăng về số lượng các sinh viên nước ngoài học Tiến sỹ ngành khoa học máy tính, khoa học thông tin, và kỹ sư máy tính tại Mỹ
Kế hoạch The Thousand Talents đã lôi kéo được hơn 6.000 sinh viên và giới học thuật Trung Quốc ở nước ngoài trở về nước kể từ khi được công bố vào năm 2008, nhưng vì tình hình căng thẳng leo thang với Mỹ, Trung Quốc đã phải tạm ngừng sáng kiến này.
Về lâu về dài, việc Trung Quốc sẵn lòng đầu tư những khoản tiền đáng kể vào lĩnh vực AI có thể mang về nước nhiều tài năng người Trung Quốc hơn vì những cơ hội tuyển dụng tốt hơn. Từ 2013 đến quý I/2018, Trung Quốc đã thu hút được 60% số vốn đầu tư toàn cầu vào AI.
Chính quyền Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, trong đó thành phố Thượng Hải đang thiết lập một quỹ AI trị giá 10 tỷ Nhân dân tệ (142 triệu USD) vào tháng 8, và chính quyền thành phố Bắc Kinh công bố hồi tháng 4 rằng sẽ cung cấp 340 triệu Nhân dân tệ (48 triệu USD) tài trợ cho Học viện Trí tuệ nhân tạo Bắc Kinh.
"Ngày càng nhiều những chuyên gia như tôi trở về, và một số đã mở các doanh nghiệp riêng" - Zheng, nhà nghiên cứu của Siemens Healthcare vừa gia nhập Tencent, cho biết. "Người Trung Quốc dễ tìm được những khoản đầu tư mạo hiểm ở Trung Quốc hơn là ở các quốc gia khác".
Tham khảo: SCMP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời