Theo nguồn tin của Bloomberg, Mỹ đang vận động để Hà Lan cấm ASML Holdings NV bán thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, ngăn cản nỗ lực dẫn đầu thị trường của nước này.
- Thất nghiệp, giới trẻ Trung Quốc đua nhau làm công việc kì lạ: Đóng giả nhân viên văn phòng, ngồi chơi điện thoại 3 tiếng kiếm 300 nghìn đồng
- Lần đầu tiên một hãng xe Trung Quốc hạ bệ ngôi vị "vua xe điện" của Tesla
- Hacker tuyên bố lấy trộm được dữ liệu 1 tỷ công dân Trung Quốc, rao bán trên mạng với giá gần 200.000 USD
Nếu Hà Lan đồng ý với yêu cầu của Mỹ, danh mục thiết bị sản xuất chip bị cấm bán sang Trung Quốc sẽ được mở rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty bán dẫn đại lục, từ SMIC đến Hua Hong Semiconductor.
Nguồn tin của Bloomberg tiết lộ, quan chức Mỹ đang vận động Hà Lan cấm ASML bán một số hệ thống in thạch bản cực tím đời cũ (DUV) cho Trung Quốc. ASML là nhà sản xuất hệ thống, máy in thạch bản lớn nhất thế giới – thiết bị đóng vai trò lớn trong quy trính chế tạo bán dẫn. Vị thế của ASML trên thị trường đồng nghĩa nếu bị chặn đường, tham vọng tự cường sản xuất linh kiện điện tử quan trọng của Trung Quốc sẽ bị xói mòn. DUV dù không “xịn” như EUV nhưng không thể thay thế trong sản xuất chip công nghệ cũ, dùng trong xe hơi, điện thoại, máy tính, thậm chí robot.
Theo nguồn tin, vấn đề được đặt ra trong chuyến thăm của Thứ trưởng Thương mại Mỹ Don Graves tới Hà Lan và Bỉ hồi cuối tháng 5 và đầu tháng 6 để thảo luận về vấn đề chuỗi cung ứng. Trong chuyến thăm, ông Graves cũng thăm quan thủ phủ ASML tại Veldhoven và gặp gỡ CEO Peter Wennink.
Chính phủ Hà Lan vẫn chưa đồng ý bổ sung hạn chế xuất khẩu đối với ASML sang Trung Quốc do có thể ảnh hưởng đến quan hệ giao thương với nước này. ASML hiện không bán được hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) hiện đại nhất, trị giá 164 triệu USD/máy cho Trung Quốc, vì không xin được giấy phép xuất khẩu từ chính quyền.
Nguồn tin cho biết, Washington tập trung vào cấm bán các loại công nghệ DUV mới nhất, máy in thạch bản chìm. Quan chức Mỹ cũng muốn gây áp lực lên Nhật Bản để dừng bán công nghệ tương tự cho các hãng chip Trung Quốc. Nikon của Nhật Bản đang cạnh tranh với ASML trong lĩnh vực này.
In thạch bản chìm còn được gọi là ArFi (argon fluoride immersion). Theo Founder Securities, ASML bán 81 hệ thống ArFi năm 2021 so với 4 của Nikon, chiếm 95% thị phần.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hà Lan, sau Đức và Bỉ. ASML phản đối lệnh cấm bán thiết bị in thạch bản DUV cho Trung Quốc. Các nhà máy ở Trung Quốc, dù là nội hay ngoại, chiếm 14,7% tổng doanh thu ASML năm 2021.
Nỗ lực cấm xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc của Mỹ bắt đầu từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Washington đã gây áp lực để chính phủ Hà Lan cấm bán hệ thống in EUV cho Bắc Kinh. Nếu không có EUV, không thể sản xuất chip tiên tiến nhất. Các công ty thiết bị sản xuất chip lớn của Mỹ như Applied Materials, Lam Research đã bị cấm bán một số sản phẩm cho SMIC do nguy cơ an ninh quốc gia. Lệnh cấm DUV nếu thành hiện thực sẽ là đòn đau với SMIC và các đồng nghiệp Trung Quốc.
Johnson Wang, nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan, nhận định thiết bị in thạch bản là quan trọng nhất với Trung Quốc khi nói tới sản xuất bán dẫn. Nếu không thể tiếp cận thiết bị DUV, ngành công nghiệp chip của nước này sẽ bị đình trệ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?