Năm 2013 và những hiện tượng thời tiết cực đoan nhất

    TVD,  

    (GenK.vn) - Dấu hiệu cảnh báo của biến đổi khí hậu toàn cầu.

    Nằm 2013 vừa qua đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực đoan nhất từ trước đến nay, như nắng nóng kỷ lục tại nhiều nơi trên toàn thế giới, bão và lốc xoáy cực mạnh hay những đợt lạnh kỷ lục và hiện tượng tuyết rơi bất thường. Những hiện tượng này phần nào đã cảnh báo con người về sự thay đổi của tự nhiên, sự biến đổi khí hậu dẫn đến những hậu quả to lớn mà chúng ta phải gánh chịu.

    Nắng nóng kỷ lục, cháy rừng

     Rán trứng trên đá dưới cái nắng nóng kỷ lục tại Mỹ.

    Rán trứng trên đá dưới cái nắng nóng kỷ lục tại Mỹ.

    Mùa hè năm 2013 là mùa hè có nhiệt độ cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Vào tháng 7 tại Mỹ, có những nơi nhiệt độ ngoài trời lên tới 54 độ C. Thậm chí nhiệt độ cao đến mức người dân có thể rán trứng trên đá, dưới cái nắng và nhiệt độ cao kỷ lục tại các bang California, Arizona và những khu vực khác ở miền Tây nước Mỹ.

     Tại Trung Quốc dưới nhiệt độ 42 độ C có thể nấu nướng trên đường cao tốc mà không cần bếp.

    Tại Trung Quốc dưới nhiệt độ 42 độ C có thể nấu nướng trên đường cao tốc mà không cần bếp.

    Châu Á cũng phải hứng chịu những đợt nắng nóng kỷ lục, khiến hàng chục người chết và hàng tram người phải nhập viện. Tại Nhật Bản, nhiệt độ cao nhất đo được ngoài trời là 41 độ C, tại Hàn Quốc là 39 độ C. Đặc biệt tại Trung Quốc, có lúc nhiệt độ lên tới 42,5 độ C và được ghi nhận là kỷ lục trong vòng 140 năm qua. Với nhiệt độ cao như vậy, thậm chí trứng gà cũng được ấp nở ngay trên đường và người dân có thể nấu nướng trên đường cao tốc mà không cần bếp.

     Vụ cháy rừng nghiêm trọng vào tháng 8 tại Mỹ.

    Vụ cháy rừng nghiêm trọng vào tháng 8 tại Mỹ.

    Tháng 8 vừa qua tại Mỹ đã phải chứng kiến vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. tình trạng cháy rừng ở Mỹ, đặc biệt ở các bang California, Los Angeles bắt đầu bùng nổ từ giữa tháng Tám sau thời gian nắng nóng kéo dài. Các đám cháy lan rộng tới 600 km vuông, thiêu trụi các khu rừng và vườn quốc gia, 5.000 hộ gia đình sống gần các khu rừng đang trong tình trạng bị đe dọa.  Hơn 2.800 nhân viên cứu hỏa đã được huy động để tham gia vào công tác chữa cháy.

    Lũ cuốn, vòi rồng

     Lũ quét tại Ấn Độ diễn ra vào tháng 6.

    Lũ quét tại Ấn Độ diễn ra vào tháng 6.

    Lũ lụt tại miền bắc Ấn Độ diễn ra vào tháng sáu năm 2013, khiến 600 người thiệt mạng. Lượng mưa đổ xuống bang Uttarakhand và Himachal Pradesh kể từ khi mùa mưa bắt đầu cao gấp ba lần so với mức trung bình hằng năm. Tại Uttarakhand đã có ít nhất 21 cây cầu đã bị sập. Chính quyền đã thiết lập 40 trại di tản để cung cấp thực phẩm, nước ngọt và thuốc men cho người dân địa phương cũng như du khách. Trong khi đó, ở bang Himachal Pradesh, hơn 500 ngôi nhà đã bị cuốn trôi, ít nhất 10 người thiệt mạng do lở đất.

     Trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử hơn 30 năm qua ở Colorado (Mỹ)

    Trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử hơn 30 năm qua ở Colorado (Mỹ).

    Trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử hơn 30 năm qua ở Colorado (Mỹ) đã khiến bốn người thiệt mạng. Lực lượng cảnh vệ quốc gia đã phải huy động cả phương tiện quân sự để sơ tán khoảng bốn nghìn người dân. Lượng mưa lớn kỷ lục đã gây sạt lở đường xá và phá hỏng nhiều tòa nhà. Những thành phố lớn nhất trong tiểu bang bị ngập lụt trong nước lũ.

     Trận lụt thế kỷ tại Châu Âu.

    Trận lụt thế kỷ tại Châu Âu.

    Châu Âu cũng phải hứng chịu đợt lũ khủng khiếp nhất trong vòng 70 năm qua. Sec là nước bị thiệt hại lớn nhất do lũ, tiếp tới là Áo, Đức, Slovakia.. Nước sông Danube chảy qua thành phố biên giới Passau của Đức, giáp với Áo đã lên trên 12 m trong ngày hôm nay (3/6), mức cao kỷ lục kể từ thế kỷ 16. Theo các hãng truyền thông Đức, thành phố Passau gần như bị nhấn chìm trong nước lũ.

     

    Ngày 20/5, một cơn lốc xoáy cực mạnh có cường độ EF5 (mức cao nhất trong thang đo sức mạnh lốc xoáy) quét qua thành phố Moore, hạt Oklahoma, Mỹ và khu vực lân cận khác. Thiên tai kinh hoàng làm chết ít nhất 51 người và làm bị thương hơn 145 người, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 1,5 đến 3 tỷ USD.

    Động đất

     

    Ngày 20 tháng 4, một trận động đất kinh hoàng đã tàn phá tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc với cường độ lên tới 7 độ richter. Trận động đất mạnh đến mức người dân ở những tỉnh xung quanh và ở thủ phủ Thành Đô đều cảm nhận rõ rệt sự rung lắc. Nhiều người hoảng loạn lao ra khỏi các tòa nhà cao tầng. Sau trận động đất 7 độ richter, người ta còn ghi nhận một loạt những dư chấn sau đó, trong đó có dư chấn mạnh tới 5,1 độ richter.

     

    Ngày 24 tháng 9 năm 2013, một trận động đất xảy ra tại Pakistan với cường độ 7,7 độ Richter ở độ sâu 20 km, chấn tâm cách huyện Awaran của tỉnh Balochistan, Pakistan 66 km về hướng đông bắc. Ít nhất 238 người thiệt mạng, trong đó có 208 người tại huyện Arawan và thành phố Turbut, 30 người còn lại ở huyện Kech. Khoảng 382 người bị thương và vẫn còn nhiều người nằm dưới đống đổ nát. Chấn động của trận động đất có thể được cảm thấy tại New Delhi ở Ấn Độ và thậm chí cả Dubai, trong khi người dân thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, ở gần biên giới Pakistan bỏ chạy trong hoảng sợ ngoài phố. Trận động đất đã kiến tạo một khối cao từ 6 tới 9 m nổi lên trên biển Ả Rập, giống như một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Gwadar. Hòn đảo có đường kính khoảng 30 m, cách bờ biển khoảng 1,6 km.

    Siêu bão

     

    Vào tháng 11, cả thế giới đã phải chứng kiến cơn bão Haiyan mạnh nhất trong lịch sử từ trước đến nay càn quét qua Philippines. Ở cường độ mạnh nhất, Haiyan tốc độ gió tối đa duy trì trong 10 phút  là 230 km/ và tốc độ gió tối đa duy trì trong 1 phút là 315 km/h.

     

    Tính đến ngày 23.11, tổng số người thiệt mạng do siêu bão Hải Yến đã tăng từ 4.015 lên hơn 5.200 người và 1.613 người mất tích. Thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu có thể lên đến 1,4 tỷ USD.

    Thời tiết lạnh và bão tuyết bất thường

     Ngày 12/2, khu vực đông bắc Mỹ đã chìm ngập dưới một lớp tuyết dày. 

    Ngày 12/2, khu vực đông bắc Mỹ đã chìm ngập dưới một lớp tuyết dày. 

    Trận bão tuyết kỷ lục trong gần 60 năm gần đây ở khu vực này đã gây rối loạn trong ngành hàng không và khiến gần 200.000 người bị mất điện. Cơ quan khí tượng nhận định đây là cơn bão tuyết đầu tiên này có qui mô lớn với sức gió khoảng 120 km/giờ và có thể gây nguy hiểm. Theo cơ quan khí tượng quốc gia, Công viên Trung tâm, trái tim của New York đã ghi nhận mức tuyết kỷ lục kể từ mùa đôngnăm 1947 với lớp tuyết phủ dày 68,3 cm.

     Tuyết rơi dày tại Jerusalem.

    Tuyết rơi dày tại Jerusalem.

    Trung Đông cũng phải hứng bão tuyết tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tại Jerusalem, tuyết dày tới 38-50 cm. Đây là lượng tuyết nhiều nhất trong tháng 12 trong ít nhất 60 năm. Nhiệt độ lạnh cũng lan rộng khắp Trung Đông. Tại thủ đô Cairo của Ai Cập ghi nhận tuyết rơi lần đầu tiên trong hơn 100 năm.

     Tuyết rơi ở Ai Cập là hiện tượng cực kỳ hiếm gặp.

    Tuyết rơi ở Ai Cập là hiện tượng cực kỳ hiếm gặp.

    Tuyết trắng cũng bao phủ nhiều nơi tại thủ đô của Ai Cập hôm 13/12. Trang thời tiết The Weather Channel cho biết, hiện tượng này là cực kỳ hiếm ở đất nước kim tự tháp bởi ngay cả những cơn mưa cũng được coi là xa xỉ. Lượng mưa đo được hàng năm ở Ai Cập chỉ vỏn vẹn 25 mm.

     Tuyết rơi sớm bất thường tại Sapa.

    Tuyết rơi sớm bất thường tại Sapa.

    Tại Việt Nam, hiện tượng tuyết rơi bất thường cũng xảy ra tại Sapa, Lào Cai. Tuyết dày ở mức 10 cm và nhiệt độ trong ngày đo được là 2 độ C. Hiện tượng không khí lạnh kèm theo mưa tuyết ở Sa Pa trong những ngày qua là hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp. Sau 51 năm, đến nay mới có một đợt mưa tuyết rơi vào giữa tháng 12.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ