Năng lượng tái tạo ở Châu Á bộc lộ bất cập khi thời tiết nắng nóng kỷ lục
Nắng nóng kỷ lục trên khắp châu Á đang đặt ra thử thách cho lĩnh vực năng lượng tái tạo đang tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực, làm nổi bật nhu cầu cung cấp dự phòng, nâng cấp hệ thống truyền tải và cải cách thuế quan để đảm bảo độ tin cậy và ngăn chặn sự chậm lại trong việc sử dụng năng lượng xanh.
- Quạt trần hay quạt cây tốn điện hơn? Bảng so sánh từ nghiên cứu của chuyên gia gây bất ngờ
- Loại nguyên liệu quan trọng bậc nhất trong xe điện nhưng lại bị các nhà xuất "bỏ rơi", Trung Quốc đã âm thầm nắm giữ đến 98% sản lượng
- Trạm sạc và máy phát điện, giải pháp dự phòng nào phù hợp hơn trước viễn cảnh mất điện?
- "Bấm like, nhận trợ cấp 150.000 đồng tiền điện": Trợ cấp đâu không thấy chỉ thấy mất tiền!
- 3 sai lầm phổ biến khiến tủ lạnh tốn điện khủng khiếp, hóa đơn tăng chóng mặt tháng cao điểm
Nhiệt độ ở các khu vực của Châu Á đã vượt ngưỡng 40 độ C (104 độ F) vào cuối tháng 4, sớm hơn thường lệ, gây ra thiệt hại cơ sở hạ tầng trên diện rộng và mất điện.
Công ty tư vấn Rystad cho biết tại Trung Quốc, nơi năng lượng tái tạo chiếm khoảng một nửa tổng công suất cung cấp điện, các nhà chức trách đã duy trì các nhà máy đốt than và khí đốt dự phòng để đáp ứng nhu cầu và lượng tiêu thụ tăng đột biến do nắng nóng sớm.
Rajasthan, bang sản xuất năng lượng mặt trời hàng đầu của Ấn Độ, đã nhận được "cảnh báo sớm" về những thách thức kỹ thuật có thể phát sinh khi việc sử dụng năng lượng tái tạo tăng lên, một quan chức của Bộ Điện lực liên bang cho biết.
Cải thiện độ tin cậy của lưới điện sẽ liên quan đến việc nâng cấp tốn kém. Chỉ riêng việc cải thiện mạng lưới truyền tải và phân phối ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ tiêu tốn ít nhất 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới, công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết.
Ấn Độ đang kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện than và Trung Quốc đang xây dựng những nhà máy mới để đảm bảo có đủ nguồn cung dự phòng nhằm giải quyết nhu cầu điện không ngừng tăng, có khả năng làm tăng lượng khí thải nếu không có các quy định và cải cách chính sách.
"Các đợt nắng nóng là khởi đầu của một vòng luẩn quẩn đi xuống. Bạn đang tạo ra biến đổi khí hậu, sau đó bạn làm cho nhu cầu năng lượng tăng lên, và điều đó tạo ra nhiều biến đổi khí hậu hơn," Malavika Bambawale, giám đốc điều hành APAC của Engie's ENGIE thuộc chi nhánh Engie Impact của tập đoàn Engie's giải thích.
Thiếu quy chế cho năng lượng tái tạo
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích hàng đầu thuộc Trung tâm nghiên cứu của tập đoàn Clean Energy and Air cho biết việc phần lớn các nước châu Á chưa có cấu trúc biểu phí (các quy tắc và thủ tục xác định cách tính phí) để khuyến khích vận hành các nhà máy điện chạy bằng than hoặc khí đốt chỉ trong vài giờ cao điểm mỗi ngày có thể thúc đẩy các nhà vận hành lưới điện vận hành các nhà máy nhiên liệu hóa thạch càng nhiều càng tốt.
Điện sản xuất từ năng lượng mặt trời và gió khó dự báo và kiểm soát hơn vì nó thay đổi theo điều kiện thời tiết địa phương và không thể tăng hoặc giảm để đáp ứng nhu cầu tăng hoặc giảm đột ngột - không giống như thủy điện và khí đốt.
Ông nói: “Nếu các cấu trúc biểu phí phù hợp khuyến khích sản xuất nhiệt điện linh hoạt không được đưa ra, thì điều đó có thể dẫn đến việc sử dụng năng lượng tái tạo chậm hơn”. "Các cơ quan quản lý lưới điện cần xây dựng một lưới điện có thể điều chỉnh điện áp và tần số dựa trên hoạt động của năng lượng mặt trời. Đó tất nhiên là một thách thức."
Trung Quốc và Ấn Độ đang xem xét các cách để khuyến khích việc linh hoạt trong cung cấp và tiêu thụ điện. Ấn Độ hôm thứ Sáu (16/6) cho biết họ sẽ cắt giảm thuế điện vào ban ngày, khi có điện mặt trời và tăng chúng vào giờ cao điểm ban đêm kể từ tháng 4 năm 2024.
Ngoài ra, việc phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian qua ở một số nước đã bộc lộ một số bất cập. Ví dụ những nơi có thể cung cấp nhiều năng lượng tái tạo có thể nằm xa nơi cần nhiều điện nhất, dẫn tới sự căng thẳng cho hệ thống chuyển tải điện.
Có năng lượng mặt trời vẫn tăng sử dụng nhiệt điện
Công suất năng lượng xanh ở châu Á đã tăng 12% vào năm 2022, tốc độ nhanh nhất trong số các khu vực chính, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế.
Wood Mackenzie dự đoán tỷ lệ năng lượng tái tạo, bao gồm cả thủy điện trong tổng công suất cung cấp điện của châu Á sẽ tăng gấp đôi so với mức của năm 2011 lên 28% trong năm nay. Phần lớn sự tăng trưởng đó đến từ gió và mặt trời, kết hợp lại sẽ chiếm 14% trong tổng số, từ mức chỉ 1% vào năm 2011.
Tuy nhiên, các nhà chức trách ở bang Rajasthan ngập nắng của Ấn Độ đang ngày càng khó kiểm soát sự dao động điện áp do tính chất không nhất quán của sản lượng điện mặt trời.
"Khi có lỗi trong lưới điện, năng lượng tái tạo phải duy trì kết nối và hỗ trợ lưới điện, và các nguồn phát điện gần đó sẽ đóng góp một số năng lượng để cung cấp cho lỗi đó", quan chức Ấn Độ cho biết và thêm rằng: “Nhiều nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo thực sự không thể tuân thủ các yêu cầu như vậy”
Để đáp ứng nhu cầu gia tăng gần đây, Ấn Độ đã tăng sản lượng than trong nước và tăng lượng dự trữ lên mức cao nhất kể từ sau đại dịch, đồng thời gia hạn lệnh khẩn cấp buộc các nhà máy điện chạy bằng than nhập khẩu phải tối đa hóa sản lượng.
Rystad cho biết trong một lưu ý rằng tại Trung Quốc, tỷ lệ năng lượng tái tạo ngày càng tăng đòi hỏi "các nguồn năng lượng linh hoạt và phản ứng nhanh hơn như khí đốt, trạm sạc điện, pin sạc sẽ cần thiết cho thời gian cao điểm".
Cảnh báo
Nhiều khu vực ở châu Á bao gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh đã phải đối mặt với tình trạng mất điện trong những tuần gần đây do nắng nóng gay gắt. Tình trạng này có thể sẽ còn tiếp diễn. Giải pháp không chỉ là tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo, mà thiết thực nhất trong hiện tại là tiết kiệm điện.
Tham khảo: Refinitiv
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"