NASA cũng không giải thích nổi Lỗ sâu hoắm trên Sao hỏa này từ đâu ra

    Sến Spiderum,  

    Ai cũng nghĩ là Tàu Quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa (MRO) của NASA đã thấy hết tất cả mọi thứ có thể thấy được trên bề mặt Sao Hỏa trong cuộc hành trình 11 năm bay quanh ngôi nhà hàng xóm gần nhất của chúng ta. Tuy vậy, một ảnh chụp nhanh gần đây của con Tàu đã cho thấy vùng Nam cực của hành tinh đỏ đã hé lộ cho chúng ta một điều mà chúng ta không tài nào giải thích nổi.

     Chưa chắc đã phải là người ngoài hành tinh đâu nhé…

    Chưa chắc đã phải là người ngoài hành tinh đâu nhé…

    Toàn bộ bề mặt của hành tinh này được bao trùm bởi rất nhiều những vết lõm sâu và các miệng phễu từ nhỏ đến lớn. Dù vậy, một cái hố khổng lồ, được phát hiện tại khu vực “địa hình phô mai Thụy Sĩ” hình thành bởi cacbon điôxít rắn đang tan chảy, lại trông có vẻ sâu hơn những cái hố thông thường khác. Điều này đang khiến cho các nhà thiên văn học phải đau đầu tìm hiểu xem cái gì đã tạo ra nó.

    Có rất nhiều thứ có thể tạo ra được các hố sâu trên địa hình lởm chởm của Sao Hỏa: hơn một nửa triệu những tác động thiên thạch trên bề mặt hành tinh này đã để lại các miệng phễu; các ống dung nham sụp đổ cũng có thể tạo ra các hố sâu; các đợt lũ từ thời cổ đại cũng đã tạo ra các vách hang khổng lồ; và các hoạt động của núi lửa cũng đã làm tan băng để lộ ra những miệng ống.

    Thỉnh thoảng, Tàu MRO cũng tình cờ gặp một vài câu đố bí ẩn thú vị để các nhà thiên văn học thử giải đáp, ví như miệng phễu nông hình tròn đã được phát hiện vào hồi đầu năm nay.

    Tuy vậy, đối với cái lỗ mới được phát hiện ra này thì chẳng có cái gì gọi là nông ở đây cả. Bạn thử nhìn mà xem:

     NASA/JPL-Caltech/Trường ĐH Arizona.

    NASA/JPL-Caltech/Trường ĐH Arizona.

    Bởi nay đang là mùa hè đối với Nam cực của Sao Hỏa, Mặt trời đang khá thấp trên bầu trời hành tinh này, đủ để hiện rõ bóng râm trên toàn bộ cảnh quan, khiến cho những chi tiết tinh tế hiện rõ hơn bao giờ hết. Ánh sáng từ Mặt trời đủ lớn để hé lộ ra một lớp băng nằm ở đáy hố.

    Xung quanh miệng hố là các vạt cacbon điôxít rắn. Các lỗ hình cầu trên bề mặt băng được cho là nơi băng khô đã thăng hoa thành khí ga dưới ánh nắng mùa hè, để lại thứ mà các nhà thiên văn học vẫn gọi là “địa hình Phô mai Thụy Sĩ.”

    Hình ảnh này được chụp với máy Thí nghiệm Khoa học Tái tạo Hình ảnh Phân giải Cao, hay còn gọi là máy ảnh HiRISE, cho phép các nhà nghiên cứu có thể thấy được các vật thể trên bề mặt Sao Hỏa có kích cỡ lớn hơn một mét, từ độ cao khoảng 200 đến 400 kilômét chụp xuống.

    Điều đó cũng có nghĩa rằng cái hố này không hề nhỏ bé chút nào - tại độ phân giải 50 centimét trên mỗi điểm ảnh, chúng ta đang nhìn thấy một chi tiết với độ rộng lên đến hàng trăm mét. Bạn có thể lên trang web của NASA để xem phiên bản chất lượng gốc của bức ảnh này.

    Vậy câu hỏi đặt ra là: liệu có phải có thứ gì đã đâm thủng bề mặt Sao Hỏa không, hay nó là hệ quả của hiện tượng sụp lún?

    Chưa có thêm thông tin nào để giải đáp cho câu hỏi trên nhưng có một điều chắc chắn là NASA sẽ thảo luận và đưa ra tất cả những giả thiết có thể.

    Tàu MRO đã nằm trong quỹ đạo Sao Hoa kể từ tháng 3 năm 2006, gửi những hình ảnh chi tiết của bề mặt Hành tinh Đỏ trở về cho chúng ta, để lộ ra một môi trường biến đổi khôn lường với những cơn bão cát khổng lồ, những cồn cát kỳ quái, và đôi khi là những mảnh máy móc của công nghệ Trái đất nay đã nằm lại cùng lớp đất đá.

    Sau khi đã hoàn tất hết các mục tiêu chính của mình trong hai năm đầu, và hai nhiệm vụ mở rộng, con tàu vẫn đang hoạt động một cách trơn tru - chúng ta gần như chắc chắn sẽ còn được nhìn thấy rất nhiều những cái hố kỳ lạ như thế này trong tương lai nữa.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ